Nhũ hương và công dụng chữa bệnh khớp hiệu quả

Nhũ hương là một trong những loại thảo dược mọc nhiều ở Ấn Độ, Trung Đông và các nước Địa Trung Hải. Với những thành đặc tính đặc biệt, nhũ hương được các bác sĩ Ấn Độ sử dụng để điều trị các căn bệnh về xương khớp. Điều này là tin vui cho tất cả các bệnh nhân mắc bệnh khớp trong việc chữa trị bệnh. Để biết rõ cụ thể về cây nhũ hương cũng như công dụng của nó trong việc chữa trị căn bệnh khớp? Bạn đọc có thể theo dõi trong bài viết dưới đây.

Nhũ hương và công dụng chữa bệnh khớp hiệu quả

Nhũ hương – Một loại cây đặc biệt

Nhắc đến nhũ hương chắc có lẽ nhiều người vẫn còn xa lạ. Tuy nhiên, với các nhà Đông Y, loại cây này đã trở thành nguyên liệu quý để chữa trị các căn bệnh về khớp. Bên cạnh đó, nhũ hương còn có tác dụng chữa trị một số căn bệnh khác nhau.

Nhũ hương là loại cây vừa, nhỏ, cao 4 – 5m, cao nhất khoảng 6m. Thân cây thường khô thô, màu vàng nâu nhạt, vỏ cây trơn sáng. Lá mọc xen kẽ, lá kép dạng lông cánh lẻ. Lá cây nhũ hương có độ dài khoảng 15 – 25cm. Cuống lá thường có lông trắng, lá nhỏ có khoảng 7 – 10 lá đôi.  Vùng đáy lá rất nhỏ, hướng trên to dần.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Cây nhũ hương có những tác dụng sau đây:

  •  Ho, viêm loét đại tràng, viêm da, hen suyễn,…
  • Bế kinh, đau kinh, đau vùng thượng vị
  • Ung nhọt sưng đau, chấn thương ngoại khoa gây sưng
  • Viêm gan, đau vùng gan, hạch vú,…

Công dụng chữa bệnh khớp của cây nhũ hương

Theo nghiên cứu, thành phần chính của cây nhũ hương là acid boswellic. Thành phần này tập trung nhiều ở nhựa cây. Đây là hoạt chất được sử dụng để hỗ trợ điều trị các căn bệnh về khớp. Chẳng hạn như viêm khớp, thoái hóa khớp, thấp khớp,…

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Tubingen (Đức):

Thành phần Acid boswellic trong nhũ hương là một hoạt chất có đặc tính chống viêm rất mạnh. Hiệu quả chống viêm của acid boswellic được xác định cũng tương tự như một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như aspirin. Tuy nhiên, acid boswellic có ít tác dụng phụ hơn các loại kháng viêm khác.

Nhũ hương và công dụng chữa bệnh khớp

Acid boswellic là hoạt chất có thể ức chế men 5-lipoxylase. Đồng thời hoạt chất này còn giúp làm giảm sản xuất leucotrienes. Leucotrienes được xem là thủ phạm gây ra tình trạng viêm ở những người mắc bệnh viêm thấp khớp cấp và mạn tính. Chúng có khả năng thúc đẩy sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Đồng thời làm kết dính các tế bào vào vùng bị tổn thương. Chính vì thế, nhờ có nhũ hương, quá trình sản sinh các hoạt chất gây viêm của Leucotrienes được ngăn lại.

Một nghiên cứu thực hiện trên 30 người bị bệnh viêm khớp được đăng trên tạp chí Phytomedicine đã chứng minh:

Những người sử dụng hoạt chất acid boswellic trong nhũ hương có thể giảm viêm khớp. Đồng thời giúp ức chế các quá trình hình thành tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học cũng cho biết:

Những người sử dụng nhũ hương khoảng sau 3 tháng đã nhận thấy quá trình tổn thương trong sụn trở nên chậm hơn.

Từ những thực tế trên đã chứng minh công dụng tuyệt vời của nhũ hương trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Hiện tại, nhũ hương cũng được các nhà sản xuất sử dụng để điều chế ra sản phẩm hỗ trợ các bệnh xương khớp. Chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp cùng với hy thiêm, hoàng bá, thổ phục linh, L-carnitine fumarate, sói rừng,… Đồng thời, nhũ hương còn giúp phục hồi và làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Việc sử dụng nhũ hương thường xuyên còn giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Đồng thời giảm viêm sưng và đau khớp, ngăn chặn bệnh viêm khớp dạng thấp.

→ Bạn có thể xem thêm: 

Với những công dụng của nhũ hương trong việc điều trị các bệnh về khớp như đã nêu, hy vọng sẽ bổ sung cho bạn đọc thêm nguồn kiến thức hữu ích. Các bạn cũng nên lưu ý, tác dụng của cây nhũ hương còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Không phải ai cũng có thể áp dụng loại cây này để chữa trị bệnh khớp. Chính vì thế, khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào được điều chế từ cây hũ hương, bạn cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 17:21 - 04/01/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger