Thoái Hóa Đốt Sống Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bạn Nên Biết

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh gây khá nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân. Một khi bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra rất nhiều biến chứng phức tạp. Chính vì thế, để phát hiện và điều trị bệnh đúng lúc, bạn cần phải nắm rõ cụ thể các triệu chứng của căn bệnh này. 

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) hay thoái hóa cột sống cổ là một tên gọi thể hiện cho tình trạng, bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Bệnh hình thành và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nguyên nhân đều liên quan đến độ tuổi, công việc, hoạt động và lao động.

Thoái hóa đốt sống cổ bệnh học là bệnh lý hình thành và phát triển ở những đốt sống cổ. Bệnh bắt đầu bằng những vấn đề, hiện tượng hư khớp ngay tại các diện cột sống, từ các đĩa đệm đốt sống cho đến hệ thống dây chằng, bao hoạt dịch. Lâu ngày dẫn đến hiện tượng thoái hóa những đốt sống, kèm theo tình trạng đau nhức nghiêm trọng tại vùng cổ. Đặc biệt là khi di chuyển, uốn nắn, vận động vùng cổ.

Thoái hóa cột sống cổ là một căn bệnh mạn tính. Bệnh xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên diễn tiến của bệnh chậm, thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào. Tuy nhiên thường gặp nhất là đoạn C3-C4-C5-C6

Thoái hóa cột sống cổ có tỉ lệ mắc bệnh tăng cao
Thoái hóa cột sống cổ có tỉ lệ mắc bệnh tăng cao

Những dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ

Với căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, việc xác định chính xác các dấu hiệu mắc bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Căn cứ vào những dấu hiệu này, người bệnh không chỉ có thể phòng ngừa mà còn có thể cảnh giác nhanh chóng tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần phải biết.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

1 – Mỏi cổ, cứng cổ, đau vùng cổ

Thời gian đầu khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng mỏi cổ, cứng cổ.  Kèm theo đó là hàng loạt cơn đau thường xuyên xảy ra, có thể là đau âm ỉ nhưng đôi khi cơn đau dữ dội khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Cơn đau nhanh chóng lan dần từ vùng sống cổ xuống bả vai và cánh tay. Một số trường hợp, bệnh nhân sẽ bị tê liệt tạm thời, mất cảm giác linh hoạt, đau buốt khó chịu ở vùng cổ.

Những cơn đau này sẽ rất dễ khiến cho người bệnh mất ngủ, sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời, cơ thể người bệnh sẽ nhanh chóng gầy rộc đi vì những cơn mất ngủ. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sái cổ, vẹo cổ,…

2 – Cứng gáy, ngáp, chóng mặt

Bên cạnh dấu hiệu đau nhức ở vùng cổ, người bệnh rất dễ bị cứng ở vùng gáy. Điều này gây ra hiện tượng ngáp, chóng mặt, buồn ngủ nhưng lại không thể nào ngủ được. Khi ấn vào vùng gáy của bệnh nhân, nhất là vùng gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ sẽ có cảm giác đau nhức tại đây. Sau khi người bệnh tiến hành chụp X – quang cột sống cổ sẽ rất dễ nhận thấy tình trạng hẹp đĩa liên đốt, biến dạng thân đốt sống, có gai xương ở vùng cổ.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bệnh nhân có tư thế ngủ không đúng sẽ rất dễ gặp phải tình trạng cứng cổ vào buổi sáng. Lúc này, họ không thể tự di chuyển được và rất sợ gặp phải tình trạng hắt hơi, ho. Chúng sẽ khiến cho vùng cổ ngày càng đau đớn và khó chịu hơn. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra vùng gáy hoặc ở mảng đầu sau, cũng có khi lan sang cả bên phải.

3 – Khó khăn trong việc xoay vùng cổ

Khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ gặp phải khó khăn trong việc xoay và cử động ở vùng cổ. Đặc biệt, khi thời tiết trở trời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng cứng cổ và không thể vận động được. Các động tác ở vùng cổ sẽ rất dễ bị vướng và đau, thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ là không xoay cổ được
Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ là không xoay cổ được

Bệnh nhân sẽ khó có thể tập trung vào bất cứ việc gì hoặc làm gì với tình trạng cổ khó di chuyển như vậy. Thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng rất lớn tới tư thế cũng như sự vận động của vùng cổ. Nếu không tiến hành điều trị bệnh kịp thời, tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ khiến cho bệnh nhân bị liệt cổ.

4 – Đau nhức ở vùng thái dương, hai hố mắt, trán

Một trong những dấu hiệu mà bệnh nhân rất dễ phát hiện là tình trạng đau nhức ở vùng thái dương, trán, hai hố mắt vào buổi sáng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác tê tay do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép. Kèm theo đó là tình trạng chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt.

Những cơn đau liên tiếp ở vùng cổ sẽ nhanh chóng lan lên đầu gây ra tình trạng đau nhức ở đỉnh đầu và trán. Cơn đau từ vùng gáy sẽ nhanh chóng lan xuống tới bả vai và cánh tay ở một hoặc cả hai bên. Một số trường hợp, bệnh nhân bị mất đi cảm giác ở đôi tay. Thậm chí có trường hợp cả cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Hoạt động sai tư thế được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu và quan trọng gây ra bệnh thoái hóa cốt sống cổ. Ngoài ra lười vận động, làm việc kéo dài ở một tư thế là những nguyên nhân chính khiến bệnh hình thành và phát triển.

Bệnh thoái hóa cốt sống cổ còn xuất hiện do những nguyên nhân sau:

  • Tính chất công việc: Tính chất công việc buộc phải ngửa, cúi đầu nhiều, ngồi trước màn hình máy vi tính quá lâu hoặc thường xuyên mang vác vật nặng trên đầu. Ngoài tình trạng thoái hóa, ít vận động, ngồi máy tính nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống và vôi hóa cột sống.
  • Thói quen xấu khi ngủ: Trong khi ngủ chỉ nằm một hoặc hai tư thế, người bệnh không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn và sử dụng gối kê đầu không phù hợp (gối quá mềm hoặc gối quá cao).
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Chế độ dinh dưỡng không phù hợp như chế độ ăn uống thiếu chất, có sự suy giảm hàm lượng magie, canxi, vitamin… là nguyên nhân khiến các đốt sống cổ suy yếu và dễ bị thoái hóa.
  • Thói quen sinh hoạt không phù hợp: Lạm dụng các loại rượu bia, thuốc lá, kê gối quá cao khi ngủ, tạo áp lực hoặc vận động quá nhiều ở vùng cổ…
Tư thế ngủ không đúng khiến cột sống bị tổn thương tăng nguy cơ thoái hóa
Tư thế ngủ không đúng khiến cột sống bị tổn thương tăng nguy cơ thoái hóa

Những nguyên nhân trên sẽ tạo ra một hoặc nhiều sự thay đổi trong cột sống. Điều này khiến xương và sụn hình thành nên cột sống cổ dần dần bị suy yếu và bị thoái hóa. Những thay đổi, vấn đề có thể bao gồm:

  • Mất nước đĩa đệm: Tác dụng của đĩa đệm tương tự như một miếng lót giữa những đốt sống tồn tại trong cột sống. Khi bước vào tuổi 40, hầu hết những đĩa đệm của cột sống gặp vấn đề, bắt đầu khô và co lại. Điều này dẫn đến hình tượng các đốt sống ma sát, tiếp xúc nhiều với nhau, gây đau và tạo ra nhiều khó khăn khi di chuyển.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Những vết rách, vết nứt thường xuất hiện khiến lượng nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài (thoát vị đĩa đệm). Thông thường sau khi thoát khỏi vị trí ban đầu, lượng nhân nhầy sẽ tạo thành khối chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống.
  • Xơ hóa dây chằng: Dây chằng mang nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc kết nối từ xương với xương. Theo tuổi tác, dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa và làm cho cổ kém linh hoạt:
  • Gai xương: Thoái hóa đĩa đệm thường gây ra hiện tượng cột sống tăng sinh xương để giúp cho việc củng cố cơ thể. Việc hình thành những gai xương này đôi khi có thể tác động, chèn ép vào rễ dây thần kinh và tủy sống.

Các yếu tố khác

Những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Tình trạng đốt sống cổ thoái hóa thường xảy ra ở những người có độ tuổi trung niên (tuổi từ 40 đến 50). Điều này xuất hiện là do quá trình thoái hóa các thân đốt, các đĩa đệm liên đốt do tưới máu kém.
  • Nghề nghiệp: Những người có công việc buộc phải thường xuyên cử động nhiều ở vùng đầu cổ hoặc làm việc ở tư thế cúi, có cường độ lao động cao và thâm niên lao động (tuổi nghề) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Điển hình như thợ cấy (thoái hóa đốt sống lưng và thoái hóa đốt sống cổ), nha sĩ, thợ cắt tóc, thợ sơn, diễn viên xiếc… Ngoài ra bệnh còn xảy ra phổ biến ở những người ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ, ít thời gian nghỉ ngơi như nhân viên văn phòng.
  • Chấn thương vùng cổ: Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ sẽ tăng cao ở những người có tiền sử bị chấn thương cổ.
  • Yếu tố di truyền: Tình trạng thoái hóa đốt sống có liên quan đến yếu tố di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường khi có người thân trong gia đình mắc bệnh.
  • Hút thuốc: Thói quen hút thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ mắc chứng đau cổ.

Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Hiện nay, tỉ lệ những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng tăng cao. Với con số thống kê có khoảng 70% những người làm việc tại văn phòng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Điều này cho thấy, bệnh thoái hóa đốt sống cổ đã trở nên khá phổ biến và cần được đặc biệt quan tâm.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống. Ngoài ra bệnh có thể khiến các khớp bị sưng, biến dạng gây đau và làm hạn chế khả năng vận động. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải các hội chứng thần kinh, cụ thể đau dây thần kinh chẩm, gái, hai vai và hội chứng vai, cánh tay.

Hội chứng tuần hoàn làm hẹp động mạch đốt sống, hẹp lỗ ngang, gây thiếu máu não miền sau (tình trạng thiểu năng sống nền). Bệnh làm cho bệnh nhân mờ mắt, ù tai, chóng mặt…

Ngoài ra nếu không điều trị kịp thời, bệnh thoái hóa cột sống cổ sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Bại liệt một tay hoặc cả hai tay
  • Rối loạn thực vật
  • Hội chứng chèn ép tủy, cổ
  • Rối loạn cảm giác tứ chi
  • Chèn ép tủy, rễ dây thần kinh hoặc cả hai
  • Rối loạn thần kinh thực vật.

Những biến chứng có thể gặp của bệnh, gồm:

  • Hiện tượng chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nhức. Cơn đau chạy dọc từ vùng cổ xuống vai, sau đó di chuyển xuống một hoặc cả hai bên cánh tay
  • Chèn ép các động mạch đốt sống dẫn đến chóng mặt, đau đầu
  • Hãn hữu có tác động và chèn ép tủy. Biến chứng này được biểu hiện bằng cảm giác yếu cơ, tứ chi đau nhức, đi lại khó khăn, thậm chí là liệt không vận động được
  • Làm ảnh hưởng và tổn thương lỗ tiếp hợp dẫn đến rối loạn tuần hoàn não
  • Trong trường hợp không điều trị, khả năng cung cấp máu lên não sẽ bị hạn chế và gây nguy hiểm.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống cổ, bác sĩ  chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

1. Khám lâm sàng

  • Kiểm tra khả năng và tầm vận động của cột sống cổ
  • Kiểm tả sức cơ và những phản xạ của cơ ở hai tay để phát hiện ra những tác động của tình trạng thoái hóa lên tủy sống hoặc các dây thần kinh.

2. Chỉ định các xét nghiệm

Kết quả từ các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể mang đến những thông tin chi tiết giúp quá trình chẩn đoán và điều trị trở nên thuận lợi, chính xác hơn. Vì thế sau khi khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • X-quang cột sống cổ: Hình ảnh từ phương pháp chụp X-quang cột sống cổ cho phép bác sĩ chuyên khoa xác định những bất thường. Điển hình như cầu xương, gai xương (dấu hiệu trực tiếp của bệnh thoái hóa đốt sống) Ngoài ra xét nghiệm này còn cho phép bác sĩ loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng và hiếm gặp hơn đối với tình trạng cứng khớp và đau đầu cổ như nhiễm trùng, khối u hoặc gãy xương.
  • Chụp CT: Việc tiến hành chụp CT sẽ cho ra kết quả chi tiết hơn. Nhất là những tổn thương xương ở mức độ nhỏ cho đến rất nhỏ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết quả chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ xác định chính xác những vị trí có dây thần kinh bị chèn ép.
Chụp X-quang cột sống cổ
Chụp X-quang cột sống cổ

Ngoài những xét nghiệm nêu trên, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm chức năng thần kinh để kiểm tra, xác định các tín hiện có truyền đúng các cơ trong cơ thể hay không.

Các xét nghiệm chức năng thần kinh gồm:

  • Điện cơ (Electromyography): Điện cơ giúp đo và kiểm tra hoạt động điện trong dây thần kinh khi nghỉ ngơi hoặc khi cơ bắp ở tay đang co.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách gắn vào da phía trên dây thần kinh các điện cực. Sau đó điều khiển một dòng điện nhỏ truyền qua các dây thần kinh để  kiểm tra tốc độ của tính hiệu thần kinh và đo cường độ.

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Việc lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ cần phụ thuộc vào mức độ tổn thương, tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Không có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý. Do đó mục tiêu của quá trình điều trị là duy trì các hoạt động thông thường nhất, giảm đau, phòng ngừa tổn thương vĩnh viễn cho các dây thần kinh và tủy sống.

1. Điều trị nội khoa

Sau quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên lựa chọn và áp dụng điều trị nội khoa để giúp bệnh nhân giảm đau và kiểm soát bệnh lý. Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị nội khoa gồm:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID): Để giảm đau và chống viêm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng chống viêm, giảm đau không steroid. Tuy nhiên việc lạm dụng, sử dụng thuốc với liều cao, dùng dài ngày hoặc không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Việc lựa chọn và sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid cần dựa vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng với thuốc và các bệnh kèm theo.
  • Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine và một số loại thuốc giãn cơ khác khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng làm giảm sự co cứng cơ. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
  • Corticosteroid: Corticosteroi là thuốc có khả năng cải thiện cơn đau hiệu quả. Vì thế loại thuốc này phù hợp với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng và những loại thuốc giảm đau thông thường không thể mang lại hiệu quả giảm đau như mong đợi.
  • Thuốc chống động kinh: Những loại thuốc chống động kinh như pregabalin (Lyrica) và abapentin (Thần kinh, Horizant) thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để cải thiện tình trạng đau nhức xuất hiện tại những dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc chống trầm cảm: Theo kết quả nghiên cứu, những loại thuốc chống trầm cảm có khả năng cải thiện tốt tình trạng đau nhức vùng cổ do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng an thần nhẹ, giúp giấc ngủ của bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi cơn đau.

2. Vật lý trị liệu

Việc áp dụng một số bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp người bệnh tăng cường và kéo dài sức cơ ở vùng vai và cổ. Đặc biệt, khi bạn thực hiện các bài tập kéo giãn, diện chẩn dẫn thuốc, xoa bóp vùng cổ vai sẽ giúp mức độ nghiêm trọng và tần suất hiện của cơn đau giảm đáng kể.

3. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, không mang đến kết quả khả quan hoặc bệnh nhân có những triệu chứng và dấu hiệu thần kinh như yếu ở tay… bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để giải phóng sự chèn ép. Từ đó tạo thêm chỗ cho rễ thần kinh và tủy sống.

Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ một phần của đốt sống
  • Phẫu thuật loại bỏ xương hoặc loại bỏ một đĩa đệm thoát vị
  • Phẫu thuật ghép phần cứng và xương để hợp nhất một phần của cổ.
Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Chế độ sinh hoạt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Nếu tiếp tục duy trì thực hiện những thói quen xấu  bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ  tiến triển nặng và gây biến chứng. Chính vì thế để kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên xây dựng và áp dụng một lối sống khoa học, lành mạnh.

  • Tránh đặt vật nặng lên vùng cổ, không lao động và không sử dụng vùng cổ quá mức.
  • Thay đổi tư thế xấu khi ngồi làm việc như thường xuyên ngửa cổ, cúi cổ.
  • Liên tục thay đổi tư thế trong thời gian ngủ, không sử dụng gối quá mềm hoặc quá cao, giữ ấm vùng đầu cổ.
  • Thường xuyên tập luyện các bài tập liên quan đến vùng cổ, tập yoga, bơi lội để nâng cao sức khỏe xương khớp, cải thiện độ dẻo dai của cột sống cổ và làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu, rối loạn tiền đình, cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, giảm tần suất khởi phát cơn đau và làm chậm quá tình thoái hóa xương khớp bằng cách đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
  • Thận trọng khi tham gia vào các hoạt động sinh hoạt, lao động, tham gia giao thông để phòng ngừa chấn thương. Bởi nếu vùng cột sống cổ chịu ảnh hưởng từ tác động cơ học, quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Đồng thời khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin như sữa tách béo, cá ngừ, cá hồi, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ… vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi đây đều là những thành phần có khả năng duy trì mật độ xương, tái tạo mô sụn và ngăn ngừa hiện tượng oxy hóa.

Sử dụng thuốc Đông Y chữa thoái hóa đốt sống cổ

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, mọi bệnh gây đau nhức, viêm sưng xương khớp đều thuộc phạm trù chứng Tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông. Sức đề kháng suy giảm kết hợp với các yếu tố phong – hàn – thấp – nhiệt xâm nhập vào cơ thể, tác động đến kinh lạc, cơ, xương khớp gây tắc nghẽn khí huyết, sưng đau, tê bì ở một số khu vực khớp xương hoặc toàn thân.

Vì vậy, để chữa dứt điểm trình trạng đau nhức xương khớp, Đông y tác động sâu vào cơ thể, lưu thông khí huyết, kinh mạch, loại bỏ tận gốc các yếu tố gây bệnh, đồng thời bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, phục hồi xương khớp tổn thương.

Bên cạnh đó, thành phần trong các bài thuốc Đông y đa phần là các thảo dược quý có nguồn gốc từ tự nhiên vừa mang lại hiệu quả điều trị cao vừa an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Xương khớp Đỗ Minh – Bài thuốc Nam gia truyền 150 năm “ĐÁNH BAY” thoái hóa cột sống

Bài thuốc Nam gia truyền Xương khớp Đỗ Minh là tâm huyết, trí tuệ, đúc kết kinh nghiệm hàng trăm năm của các lương y dòng họ Đỗ Minh, kết tinh từ hơn 50 loại thảo dược quý tự nhiên theo Tỷ lệ vàng giúp hàng ngàn bệnh nhân xương khớp, thoái hóa cột sống khỏi đau nhức, phục hồi hoàn toàn chỉ sau 2 – 3 liệu trình.

“Trải qua hơn 150 năm hoàn thiện và phát triển, hiện nay bài thuốc gia truyền chữa bệnh xương khớp của dòng họ chúng tôi hội tụ giá trị tinh hoa Y học cổ truyền. Bài thuốc không chỉ có tác dụng tập trung khu phong, trừ tà, loại bỏ căn nguyên gây đau nhức xương khớp mà tinh chất thảo dược quý hiếm giúp tái tạo, phục hồi xương khớp, chống thoái hóa, ngăn bệnh tái phát.” Lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết.

Hiệu quả chuyên sâu, toàn diện với sức mạnh “5 TRONG 1”

Theo đó, Xương khớp Đỗ Minh là bài thuốc trị xương khớp DUY NHẤT sở hữu công thức bí truyền “5 TRONG 1” cùng sự kết hợp của hơn 50 vị Nam dược quý tự nhiên mang đến công dụng vượt trội. Cụ thể:

  • Thuốc trị xương xương khớp: Khu trừ các tác nhân gây bệnh là phong hàn tà thấp giúp khí huyết lưu thông, dứt điểm các triệu chứng đau nhức xương khớp.
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận: Phục hồi, tăng cường chức năng thận, bổ thận, dưỡng huyết, giải độc tố, giúp làm mạnh gân cốt.
  • Thuốc bổ gan giải độc: Cải thiện chức năng của gan, tiêu viêm, giảm đau, thanh nhiệt giúp cải thiện các tổn thương tại xương khớp, tăng sức đề kháng tự nhiên.
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng: Nâng cao chức năng hệ tiêu hóa, kiện tỳ tiêu thực, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, tăng hiệu quả trị bệnh.
  • Thuốc xoa bóp: Hỗ trợ giảm đau nhức, viêm sưng, tăng cường khả năng hồi phục và vận động của xương khớp.

Công dụng của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Góp mặt trong bảng thành phần vàng của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh có những dược liệu quý tốt cho bệnh xương khớp như: Xuyên quy, vương cốt đằng, dây đau xương, bồ công anh, phòng phong, gối hạc, hạnh phúc, cà gai,…

Đặc biệt, 90% dược liệu đều được lấy trực tiếp từ hệ thống vườn trồng thảo dược sạch đạt chuẩn hóa quốc tế GACP – WHO do nhà thuốc Đỗ Minh Đường trực tiếp quy hoạch và phát triển. Một số dược liệu là cây thuốc được các lương y thu mua trực tiếp từ người dân bản địa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, núi đá cho dược tính dồi dào.

Chất lượng dược liệu được kiểm tra gắt gao trước khi đưa vào bào chế thuốc, đảm bảo không chứa độc tính, không trộn lẫn thuốc tân dược, an toàn cho mọi đối tượng với tiêu chí 3 không: không tác dụng phụ, không phụ thuộc thuốc, không nhờn thuốc.

Phác đồ điều trị chuyên sâu, DỨT ĐIỂM đau nhức xương khớp, không tái phát

Ngoài bài thuốc gia truyền, tùy theo mỗi thể bệnh, mức độ tổn thương xương khớp, các lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ chỉ định phương pháp trị liệu xoa bóp, bấm huyệt, thủy châm phù hợp. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn lý giải: “Phương pháp vật lý trị liệu Y học cổ truyền giúp giảm chèn ép dây thần kinh, thư giãn gân cốt, hỗ trợ ngăn chặn biến dạng xương khớp. Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bệnh nhân, tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng khoa học, các video hướng dẫn luyện tập giúp tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian trị bệnh.”

Kể từ khi được đưa vào ứng dụng thực tiễn, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh được đông đảo người bệnh lựa chọn là giải pháp dứt điểm đau nhức xương, phục hồi vận động toàn diện, tỷ lệ thành công đạt trên 95%.

Một cuộc khảo sát được nhà thuốc thực hiện với 500 bệnh nhân xương khớp đã điều trị tại Đỗ Minh Đường. Kết quả:

  • 75,4% (tương đương 377 bệnh nhân) phục hồi, dứt điểm các triệu chứng bệnh sau từ 2 – 3 tháng điều trị (thường là các trường hợp bệnh nhân bị đau nhức, viêm sưng khớp nhẹ).
  • 21,8% (tương đương 109 bệnh nhân) điều trị dứt điểm bệnh sau từ 4 – 6 tháng (chủ yếu là các trường hợp bị thoát vị, thoái hóa, viêm khớp giai đoạn mãn tính, lâu năm)
  • 2,8% (tương đương 14 bệnh nhân) không đạt kết quả như mong muốn, do không tuân thủ theo chỉ dẫn, bỏ thuốc giữa chừng, chế độ sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học…

Hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi nỗi ám ảnh đau nhức xương khớp, trong đó có nhiều người bệnh nặng, bị bệnh xương khớp lâu năm cũng phản hồi tích cực về hiệu quả bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh. Trong đó có cả nghệ sĩ Xuân Hinh.

Video

Với hiệu quả vượt trội, hiện tại phác đồ điều trị xương khớp của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là một trong những giải pháp hàng đầu khắc phục bệnh xương khớp hàng đầu. Sự thành công của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh đã giúp đơn vị nhận được nhiều giải thưởng uy tín như “Sản phẩm tin cậy – dịch vụ hoàn hảo – nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017 do Tạp chí Sở hữu Trí Tuệ trao tặng và “Top 20 thương hiệu nổi tiếng” năm 2020.

Ngoài ra, bài thuốc còn nhận được nhiều sự quan tâm của các tờ báo nổi tiếng như Dân trí, 24h.com, Tiền phong, nguoiduatin,… và giới thiệu đông đảo khán giả truyền hình trên kênh VTV2, VTC2 và truyền hình H1.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về xương khớp liên hệ ngay tới nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường để được chuyên gia tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp theo địa chỉ:

  • Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội) và 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh).
  • Website: http://dominhduong.com/ hoặc http://dominhduong.org/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh xương khớp chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố nghề nghiệp. Chính vì thế việc áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ gồm:

  • Thường xuyên chăm sóc, xoa bóp vùng cổ, không nên quá gắng sức trong các hoạt động và công việc. Cần có thời gian nghỉ ngơi và lao động hợp lý, hạn chế tối đa việc thực hiện những hoạt động không tốt đến các đôt sống cổ.
  • Đối với nhân viên văn phòng, những người thường xuyên làm việc với máy tính cần xây dựng và duy trì thói quen bảo vệ sức khỏe xương khớp ngay tại nơi làm việc. Điển hình như không ngồi bên máy tính trong thời gian quá dài, thường xuyên thay đổi tư thế hoặc thực hiện những động tác luyện tập đơn giản kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.
  • Ghế ngồi làm việc phải có độ cao phù hợp với chiều cao của người sử dụng và bàn làm việc, không để ghế ngồi quá thấp hoặc quá cao. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến máy tính hay bàn làm việc. Làm việc với máy tính có màn hình lớn, từ 17 inch trở lên để ngăn ngừa cơ cổ bị mỏi, căng. Khoảng cách từ mắt đến màn hình vi tính là 50 – 66 cm. Khoảng cách tốt nhất từ tầm mắt đến màn hình khoảng 10 – 20 độ.  Không để màn hình máy tính quá thấp hoặc quá cao so với tầm mắt.
  • Chỉnh ghế sao cho hai cẳng tay của bạn song song với mặt sàn. Hai vai giữ ngang bằng và luôn giữ thẳng lưng trong lúc làm việc.
  •  Hãy thường xuyên thay đổi tư thế trong thời gian ngủ. Tránh chỉ thay đổi một hoặc hai tư thế. Bởi điều này rất dễ dẫn đến vẹo cổ. Không duy trì tư thế nằm sấp. Bởi việc ngủ với tư thế này sẽ khiến cho cột sống cổ bị gập xuống và làm tăng nguy cơ mắc chứng thoái hóa đốt sống cổ. Không sử dụng gối quá cao để kê đầu.
  • Phòng ngừa hiện tượng trật khớp mỏm đốt sống, gãy dẫn đến liệt tứ chi hay tử vong, bạn tuyệt đối không được ấn cổ, vặn cổ. Khi nằm hoặc ngủ, bạn nên gối đầu bằng gối có độ dày vừa phải, tránh cúi gấp cổ hoặc quá ưỡn cổ.

Một số lưu ý khác:

  • Khi cảm thấy mỏi, bạn không nên đột ngột vặn bẻ cổ. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ.
  • Thay đổi tư thế khi ngồi xem ti vi hoặc làm việc.
  • Không nên đội vật nặng trên đầu.
  • Không nên gập cổ quá lâu hoặc ngồi cúi cổ. Nếu ngồi lâu cần phải có phần tựa lưng và tựa đầu.
  • Xoa bóp, luyện tập thể dục nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của chuyên gia.
  • Khi cảm thấy đau nhức vùng cổ, gáy, đầu lan xuống cánh tay, tứ chi liệt yếu, bạn tuyệt đối không được bấm nắn vặn vẹo mạnh. Bởi hoạt động này sẽ hình thành những tổn thương nghiêm trọng tại dây thần kinh vùng cổ và trong mạch. Tốt nhất bạn nên khám bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để chẩn đoán bệnh lý và điều trị.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động, khiến khả năng vận động suy giảm và gây biến chứng. Vì thế, ngay khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện và nhờ đến sự chăm sóc y tế.

Cập nhật lúc 17:31 - 26/01/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger