Phải làm gì khi đau đốt sống lưng cuối

Chào bác sĩ, em là Hải Yến, năm nay 39 tuổi. Thưa bác sĩ, em thắc mắc là em phải làm gì khi đau đốt sống lưng cuối vậy ạ? Mấy ngày nay em cảm thấy đau đốt sống lưng, nhất là các đốt sống phía cuối rất đau. Tính chất công việc của em thì phải đứng nhiều (bán hàng điệm máy), lại bận nên không có thời gian đi bệnh viện được. Mong bác sĩ tư vấn giúp cho em! (Hải Yến, TP Nha Trang)

Tư vấn của bác sĩ chuyên mục:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng bác sĩ chuyên mục benhcoxuongkhop.net. Xin được tư vấn cho bạn rõ như sau:

Những nguyên nhân gây đau đốt sống lưng cuối

  • Bị mắc các bệnh xương khớp nhưng không được chữa trị hoặc không chữa trị dứt điểm, làm bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Các căn bệnh xương khớp thường gặp là gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa đốt sống lưng,…
  • Tuổi càng cao mức độ lão hóa xương khớp càng nhanh, lão hóa sẽ làm các xương sụn và dịch nhầy bị thoái hóa, dẫn đến các cơn đau xương khớp.
  • Tổn thương cơ lưng do vận động sai tư thế lâu ngày, đặc thù công việc thường xuyên đứng hay ngồi nhiều cũng làm cơ lưng bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến tình trạng đau đốt sống lưng cuối.

Phải làm gì khi đau đốt sống lưng cuối

Hải Yến thâm mến! Tình trạng của bạn nếu nhẹ thì có thể cải thiện bằng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Còn nếu bệnh quá nghiêm trọng thì nên dành da chút thời gian đến bệnh viện kiểm tra. Đừng để bệnh nghiêm trọng mới đến bệnh viện, lúc đó chữa trị vừa khó khăn lại tốn kém, hiệu quả không cao.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Tôi sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp tự chăm sóc để cải thiệu tình trạng bệnh tại nhà. Nếu sau 1-2 tuần mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất là nên đến bệnh viện bạn nhé. Các biện pháp như sau:

  • Nằm nghỉ khi thấy các cơn đau đến đột ngột. Uống thuốc giảm đau (biện pháp nhất thời).
  • Sau một ngày làm việc, hãy chườm nóng dọc sống lưng. Có thể tham khảo cách chườm từ ngải cứu hoặc bằng túi chườm nóng đều được.
  • Tránh đứng, ngồi hay làm một tư thế nào đó quá lâu. Không khuân vác vật nặng quá sức. Mỗi 1-2 tiếng thì nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên vặn, duỗi người cho thoải mái.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, lưu ý nên chọn các bài thể dục phù hợp với sức khỏe hiện tại.
  • Ăn uống bổ sung các loại thực phẩm có nhiều canxi và vitamin, tránh sử dụng các chất kích thích.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

XEM THÊM :

Mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì ?

người đau dây thần kinh tọa nên và không nên ăn gì

Cập nhật lúc 00:58 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger