Phẫu thuật thay khớp háng: Hiệu quả, rủi ro, thông tin cần biết

Phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp điều trị ngoại khoa, được chỉ định nhằm giúp cải thiện chức năng vận động cho người bệnh, khi khớp háng bị tổn thương nghiêm trọng.

Bạn cần trang bị kiến thức về phương pháp điều trị xâm lấn này để cân nhắc kỹ lưỡng việc lựa chọn thực hiện. Bởi mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích nhưng phẫu thuật thay khớp háng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng là lựa chọn cuối cùng khi khớp háng bị tổn thương nghiêm trọng

Phẫu thuật thay khớp háng là gì? Khi nào nên thực hiện?

Phẫu thuật thay khớp háng là hướng điều trị giúp cải thiện các vấn đề tổn thương liên quan trực tiếp đến khớp háng. Đây dường như là lựa chọn cuối cùng cho người bệnh khi các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả.

Phẫu thuật thay khớp háng thường sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

Phần đa bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi tình trạng bệnh ở mức độ nặng, khả năng vận động bị đe dọa nghiêm trọng. Lúc này, phần sụn khớp gần như đã bị mài mòn hoàn toàn.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Tuy nhiên, trước khi chỉ định người bệnh phẫu thuật, bác sĩ thường phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Chỉ thực hiện khi lợi ích mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ phát sinh rủi ro.

Một số kỹ thuật trong phẫu thuật thay khớp háng

Hiện nay, có hai kỹ thuật thường được áp dụng trong thay khớp háng đó là thay khớp háng toàn phần và thay khớp háng bán phần.

1. Thay khớp háng toàn phần

Là phẫu thuật được áp dụng nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn khớp háng bị tổn thương khi sụn khớp đã bị hư hại hoàn toàn. Đồng thời thay thế vào đó là một hệ thống khớp nhân tạo với đầy đủ các bộ phận giống như khớp thật.

Thay thế khớp háng toàn phần sẽ giúp người bệnh hết đau do tổn thương tại nền khớp cũ gây ra. Đồng thời lấy lại được chức năng vận động của khớp để dễ dàng hơn trong các hoạt động thường ngày.

thay khớp háng toàn phần
Thay khớp háng toàn phần là kỹ thuật được áp dụng khi sụn khớp bị hư hại hoàn toàn

Các bước thực hiện:

  • Thực hiện đánh giá ban đầu, gây tê, gây mê
  • Cắt bỏ ổ khớp và vùng chỏm xương đùi bị hư hỏng
  • Tiến hành gắn ổ khớp và cắm một cách chui vào thân xương đùi, sau đó gắn chỏm xương đùi nhân tạo vào
  • Định hình lại khớp và khâu vết thương

2. Thay khớp háng bán phần

Phương pháp này sẽ được tiến hành với một trong hai phần của khớp háng: phần chỏm xương đùi hay phần ổ cối của xương chậu. Phần nào tổn thương thì bác sĩ sẽ tiến hành thay thế phần đó và giữ lại phần không gặp thương tổn.

Các bước thực hiện:

  • Đánh giá trước phẫu thuật để khoanh vùng tổn thương, sau đó gây tê, gây mê
  • Rạch da và tiến hành loại bỏ phần bị tổn thương
  • Thực hiện thay khớp háng bán phần không sử dụng xi măng hoặc có sử dụng xi măng
  • Đặt lại khớp và tiến hành đóng vết mổ

* Lưu ý: Phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp xâm lấn phức tạp, cần phải được thực hiện tại các phòng mổ được trang bị máy móc y khoa hiện đại. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công và loại bỏ được một số nguy cơ cả trước, trong và sau phẫu thuật.

Hiệu quả của phẫu thuật thay khớp háng

Đây là phương pháp điều trị có tỷ lệ thành công tương đối cao. Người bệnh có thể vận động được dễ dàng hơn sau khi thay khớp háng nhân tạo. 

Phẫu thuật thay khớp háng là một lựa chọn rất phù hợp cho những đối tượng người bệnh trên 60 tuổi. Bởi người già thường ít vận động, điều này sẽ tạo ít áp lực hơn cho khớp háng nhân tạo. Từ đó có thể gia tăng tuổi thọ của khớp.

Nhưng hiện nay, phương pháp này đã được cân nhắc thực hiện ở những đối tượng trẻ tuổi hơn. Với sự phát triển của công nghệ, khớp háng nhân tạo ngày càng được cải thiện về chất lượng, có thể cho phép chúng chịu đựng được áp lực lớn hơn.

Thông thường, tuổi thọ của khớp sẽ kéo dài trong khoảng 10 – 20 năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như chất liệu khớp, độ tuổi của người bệnh hay mức độ vận động…

Những rủi ro sau phẫu thuật thay khớp háng

Thống kê cho thấy, khoảng hơn 90% bệnh nhân có kết quả thành công và sự phục hồi tương đối khả quan sau phẫu thuật thay khớp háng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh vẫn gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Cụ thể, sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số biến chứng sau đây:

1. Xuất hiện cục máu đông

Đây là vấn đề có thể xuất hiện sau bất cứ cuộc phẫu thuật nào, không ngoại trừ phẫu thuật thay khớp háng. Những cục máu đông có thể sẽ hình thành trong tĩnh mạch của người bệnh. Nguy hiểm thường sẽ phát sinh khi cục máu động vỡ đi và bắt đầu di chuyển đến tim, phồi hay não.

thay khớp háng
Các cục máu đông có thể xuất hiện ở tĩnh mạch sau phẫu thuật thay khớp háng

Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc chống đông máu để ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông.

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng thường xảy ra ngay tại vết mổ những cũng có thể hình thành trong các mô sâu hơn gần với khớp nhân tạo.

Vấn đề này thường được khắc phục bằng cách sử dụng các loại kháng sinh. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng nghiêm trọng tại khớp nhân tạo, bạn có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật lần thứ 2.

3. Trật khớp

Đây là biến chứng thường gặp ở vài tháng đầu sau khi phẫu thuật. Thường là do bạn vận động sai tư thế hay quá mạnh. Khi bị trật khớp háng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng nẹp để định hình lại khớp.

Sau đây là một số đối tượng dễ gặp biến chứng trật khớp:

  • Người từ 80 tuổi trở lên
  • Phụ nữ
  • Khớp háng yếu
  • Dùng nhiều rượu bia
  • Từng thực hiện phẫu thuật khớp háng trước đó

4. Gãy xương

Trong và khi phẫu thuật, phần xương khỏe mạnh ở gần khớp háng có nguy cơ gặp phải tổn thương và bị gãy. Nếu chỉ xuất hiện các vết nứt nhỏ thì tế bào xương có thể tự hồi phục.

Tuy nhiên, khi bạn gặp phải tình trạng gãy xương nghiêm trọng, để khắc phục phải cần đến phương pháp điều trị chuyên sâu. Thông thường, biến chứng gãy xương sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những người mắc bệnh loãng xương.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng khác như:

  • Lỏng khớp
  • Thay đổi chiều dài chân
  • Chấn thương thần kinh
  • Nhiễm ion kim loại
  • Phản ứng dị ứng

Một số lưu ý sau khi thay khớp háng nhân tạo

Để nhanh chóng cải thiện tình hình sức khỏe và giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề rủi ro, sau khi thực hiện thay khớp háng nhân tạo, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

1. Chế độ ăn uống

Trong thời gian khoảng vài tuần sau phẫu thuật, người bệnh thường rất dễ gặp phải tình trạng giảm vị giác. Điều này khiến cho bệnh nhân không có cảm giác ngon miệng, chán ăn.

Tuy nhiên, bạn nên cố gắng đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Như vậy, vết thường mới có thể nhanh lành và chức năng vận động của khớp mới nhanh chóng được cải thiện.

phẫu thuật thay khớp háng
Người bệnh nên chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học sau phẫu thuật thay khớp háng

Nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega-3, sắt… để thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào tổn thương. Đồng thời hạn chế nhóm thực phẩm dễ gây viêm như thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm có hàm lượng purin cao…

Ngoài ra, bạn nên đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, ít nhất là 2 lít.

2. Chăm sóc vết thương

Thông thường, phải sau 2 tuần phẫu thuật, khi vết thường bắt đầu liền lại, bác sĩ mới tiến hành loại bỏ các mũi khâu trên vết thường. Trong khoảng thời gian này, bạn cần chú ý chăm sóc vết thương kỹ lưỡng.

Tránh để vết thương tiếp xúc vói nước hay những bề mặt không bảo đảm vệ sinh. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc băng bó vết thương để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, không nên tự ý thực hiện điều này khi chưa nhận được chỉ dẫn chuyên môn.

3. Chế độ luyện tập

Trong những ngày đầu khi mới thực hiện phẫu thuật xong, bạn nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi để hồi sức. Việc tập luyện chỉ được khuyến khích khi khớp đã bắt đầu ổn định.

Tập thể dục là yếu tố rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng vận động của người bệnh. Mới đầu bạn nên luyện tập vài lần một ngày các bài tập vận động nhẹ trong thời gian ngắn. Tốt nhất cần thực hiện các bài tập có thể giúp tăng cường sức mạnh cho vùng hông.

Để đảm bảo an toàn khi tập luyện, bạn hãy trực tiếp trao đổi với bác sĩ vật lí trị liệu để xây dựng chế độ luyện tập phù hợp ngay tại nhà. Nếu chưa quen với việc tập một mình, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ chuyên viên hay người thân.

Những thông tin cần biết về phương pháp phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đã được tổng hợp trong bài viết. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn điều trị bằng phương pháp này. Bác sĩ sẽ thực hiện việc theo dõi bệnh nhân nghiêm ngặt cả trước, trong và sau phẫu thuật để tránh rủi ro phát sinh.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 11:11 - 25/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger