Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Mang thai, sinh con là thiên chức cao cả của một người phụ nữ. Tuy nhiên, với các chị em chẳng may mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì liệu có mang thai được hay không? Đây là một trong những vấn đề mà rất nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng. Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi có liên hệ với bác sĩ Trần Đắc Khương (Chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy – TP.HCM) và nhận được câu trả lời như sau.

Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi đĩa đệm giữa các đốt sống bị mòn, mất nước, giảm độ đàn hồi, nứt vỡ do quá trình lão hóa hoặc bị chấn thương ở vùng cột sống. Khi đó, nhân đĩa đệm trào ra ngoài, làm đĩa đệm lồi ra hoặc bị chia thành nhiều mảnh, chèn ép lên các dây thần kinh liền kề khiến cho người bệnh phải chịu những cơn đau nhức.

# Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai

Hiện tại, bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gặp phải ở người cao tuổi mà cả những người trẻ tuổi và không phân biệt giới tính. Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai

Mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng không gây ảnh hưởng đến chức năng mang thai của bệnh nhân. Thông thường, khi mắc phải căn bệnh này, những cơn đau nhức thường xuyên diễn ra có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục của 2 vợ chồng. Bên cạnh đó, những tư thế quan hệ không thuận lợi sẽ khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu và sinh ra tâm lý lười “yêu”, e ngại chuyện “chăn gối”.

Có thể khẳng định, bệnh thoát vị đĩa đệm cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến kết quả có thai cũng như thai nhi trong bụng. Chính vì vậy, người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai được. Tuy nhiên, quá trình mang thai có thể sẽ trở nên khó khăn hơn đối với người bệnh mà thôi.

# Nên điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm dứt điểm trước khi mang thai

Khi mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân thường phải chịu đựng những cơn đau đớn hành hạ, khiến cơ thể suy nhược trầm trọng. Nếu phụ nữ mang thai sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, nhất là đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

Nên điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm dứt điểm trước khi mang thai

Khi mang thai, nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi sẽ càng gây khó chịu hơn cho người bệnh. Đặc biệt, sức ép của thai nhi lên vùng cột sống lưng cũng sẽ tăng theo thời gian. Chính điều này sẽ khiến cho trọng tâm cơ thể thay đổi, phụ nữ mang thai bắt buộc phải hơi ngả lưng về phía sau để nâng đỡ bào thai phía trước. Do đó, tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ càng tồi tệ hơn.

Mặt khác, các phương pháp điều trị thoát vị trong khoảng thời gian có thai và cho con bú cũng bị giới hạn. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên các mẹ không thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, phẫu thuật trong khoảng thời gian này. Cách tốt nhất, phụ nữ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên điều trị dứt điểm căn bệnh này trước khi quyết định mang thai.

# Nếu đã mang thai, phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý vấn đề sau:

Với những phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm nhưng đang trong quá trình mang thai, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh tác động đến thai nhi và các ảnh hưởng có hại sau này:

Tư thế ngủ đúng cho mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm

  • Mẹ bầu nên hết sức cẩn thận trong các hoạt động đi lại, làm việc, vận động.
  • Tránh các tác động và thay đổi tư thế đột ngột vùng cột sống thắt lưng.
  • Phụ nữ mang thai cần chỉnh sửa các tư thế ngồi và đứng sao cho đúng, để tránh tình trạng đau nhức lưng. Các mẹ nên nằm nghiêng khi ngủ và sử dụng gối ôm hoặc đai đeo bụng để nâng đỡ phần bụng ngày một nặng nề.
  • Nên luyện tập một số bài tập yoga cho phụ nữ mang thai để tránh các triệu chứng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng thắt lưng, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức và rất tốt cho thai nhi.

Như vậy, phụ nữ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai. Nếu trong quá trình mang thai bị thoát vị đĩa đệm, các mẹ bầu nên nhờ đến sự hỗ trợ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị hoặc sử dụng thuốc rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, rất dễ dẫn đến động thai và sảy thai. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể sử dụng các bài tập hỗ trợ như xoa bóp, massage, yoga,… để cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm.

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:15 - 17/12/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger