Phục hồi chức năng chấn thương tủy sống và thông tin cần biết

Sau chấn thương tủy sống, người bệnh cần tiến hành phục hồi chức năng tủy sống để cải thiện quá trình hồi phục và thích nghi trở lại với cuộc sống.

Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp điều trị, người bệnh sẽ có những cải thiện tốt hơn về mặt sức khỏe cũng như tinh thần. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động thể chất sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống sau này.

Phục hồi chức năng sau chấn thương tủy sống
Sau chấn thương tủy sống người bệnh cần thực hiện phục hồi chức năng để hòa nhập vào cuộc sống

Phục hồi chức năng tủy sống là gì?

Thông thường đa số các chấn thương tủy sống sẽ không gây hỏng cột sống. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra nếu dây thần kinh tín hiệu bị tổn thương. Khi đó tủy sống không thể truyền thông tin đến não và ảnh hưởng đến hoạt động chung của cơ thể.

Phục hồi chức năng tủy sống là việc người bệnh lựa chọn liệu pháp trị liệu để giảm đau và hạn chế biến chứng do chấn thương tủy sống mang lại. Mục tiêu của việc này bao gồm

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.
  • Tăng sức bền cơ bắp và sức mạnh của tứ chi.
  • Hỗ trợ việc hòa nhập vào cuộc sống mới.
  • Tăng tinh thần và hỗ trợ cảm xúc.
  • Cải thiện chức năng về thể chất, độ dẻo dai.
  • Giúp bệnh nhân lấy lại sự được sự độc lập trong hành động.
  • Cung cấp dụng cụ hoặc công nghệ cần thiết để người bệnh phục hồi nhanh hơn.

Những thông tin cần biết về phục hồi chức năng tủy sống

Khi bị chấn thương tủy sống, người bệnh có thể bị tê liệt, không thể đi lại hoặc mất khả năng giao tiếp. Khi đó, các liệu pháp phục hồi chức năng sẽ được áp dụng để tăng khả năng hồi phục của bệnh nhân. Quá trình này bao gồm phục hồi chấn thương cấp tính và phục hồi lâu dài sau khi bệnh nhân đã xuất viện.

1. Phục hồi cấp tính

Quá trình phục hồi chức năng nên được bắt đầu ngay khi hoàn thành liệu pháp điều trị. Điều này bao gồm việc giảng dạy các kỹ năng sống và vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Khi người bệnh ổn định hơn, họ có thể đến cơ sở phục hồi chức năng để bắt đầu quá trình trị liệu.

 phục hồi chức năng hô hấp
Dung tích phổi sẽ bị thu hẹp sau chấn thương, do đó người bệnh cần thực hiện phục hồi chức năng hô hấp

Phục hồi chức năng hô hấp:

  • Trong giai đoạn cấp tính, các nhà trị liệu sẽ tập trung vào hệ hô hấp của bệnh nhân để đề phòng các biến chứng gián tiếp và duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh.
  • Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của thần kinh mà bác sĩ có thể mở rộng lồng ngực, tạo điều kiện cho người bệnh hít vào, thở ra thoái mái nhất.
  • Vì bệnh nhân chấn thương tủy sống thường bị thu hẹp dung tích phổi. Do đó, người bệnh có thể phải sử dụng ống thở, bóng thở,…trong giai đoạn đầu.

Phục hồi chức năng tứ chi:

  • Các nhà vật lý trị liệu có thể hỗ trợ bệnh nhân bằng các kỹ thuật kéo dài thành ngực hoặc hỗ trợ cơ bụng. Quá trình này nhằm ngăn ngừa teo cơ, loãng xương và hạn chế tối đa nguy cơ gãy xương đùi hoặc xương chày.
  • Cường độ và tần suất luyện tập phụ thuộc vào mức độ tổn thương và mong muốn của người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ có 3 buổi luyện tập một tuần, kéo dài trong vài tháng hoặc nhiều năm sau đó.

Cải thiện chức năng vận động:

  • Đây là mục tiêu chính của người bị chấn thương cột sống. Người bệnh có thể cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể như khôi phục khả năng đi bộ hoặc khả năng vận động cơ bản.
  • Đi bộ, cử động chân, tay hoặc các hoạt động thể chất khác có thể kích thích các nơ ron thần kinh và tạo ra các cử động nhịp nhàng. Ngược lại khi không hoạt động, các tế bào thần kinh sẽ bị thoái hóa và mất dần các chức năng.
  • Do đó, điều quan trọng là giữ cho các tế bào thần kinh hoạt động tốt cho đến khi các chức năng của tủy sống được phục hồi hoàn toàn.

2. Phục hồi ngoại trú

Mặc dù đa số thời gian phục hồi được thực hiện trong giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân thực hiện phục hồi chức năng nội trú đang giảm xuống và số lượng phục hồi ngoại trú đăng tăng lên.

Đây là quá trình phục hồi lâu dài, nó có thể được thực hiện song song với cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Phục hồi sự độc lập của chức năng:

  • Đây là điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân chấn thương tủy sống. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương mà người bệnh có thể bắt đầu luyện tập khả năng di chuyển trên giường, ghế, kỹ năng di chuyển an toàn bằng xe lăn hoặc tự thực hiện sinh hoạt, vệ sinh cá nhân mà không cần nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của người khác.
  • Đối với một số trường hợp bệnh nhân mất khả năng điều khiển tứ chi tạm thời, bác sĩ có thể tiến hành xoa bóp, massage, điện chẩn để phục hồi các chức năng chuyển động.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng cần tự lập trong các hoạt động ăn uống, quản lý ruột và bàng quang.
  • Hoạt động quan hệ tình dục có thể thay đổi rất nhiều sau chấn thương. Do đó, người bệnh cần có thời gian thích nghi cũng như chuẩn bị tâm lý và tinh thần thoải mái.
Phục hồi chức năng chấn thương tủy sống
Người bệnh cần luyện tập để thích nghi với cuộc sống mới

Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng:

  • Các thiết bị như xe lăn có thể hỗ trợ đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần học cách di chuyển an toàn trên xe lăn, từ xe lăn chuyển sang giường, ghế,…
  • Trong phần lớn các trường hợp, chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến chi dưới. Do đó, đa số các bài tập đều sử dụng dụng cụ đo tay, lái xe lăn tay hoặc bơi lội.
  • Những hoạt động này sẽ rèn luyện sức đề kháng, gia tăng sức mạnh đáng kể cho cơ bắp và cải thiện tâm trạng của người bệnh.

Cải thiện môi trường sống:

  • Môi trường sống của bệnh nhân cũng cần được thay đổi để phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Thang máy hoặc dụng cụ hỗ trợ leo thang nên được thêm vào nhà của bệnh nhân để tăng khả năng hoạt động độc lập.

Khi một người bị chấn thương tủy sống, người đó có thể bị tê liệt hoặc mất khả năng di chuyển bằng hai chân. Tàn phế là một vấn đề tâm lý nặng nề, do đó người bệnh cần có thời gian để thích nghi với cuộc sống mới. Chấn thương tủy sống có thể điều trị phục hồi để khắc phục các khiếm khuyết. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân cần kiên trì và tin tưởng vào liệu pháp cũng như bác sĩ vật lý trị liệu của mình.

Bài viết này khái quát những thông tin cơ bản về việc phục hồi chức năng sau chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, bài viết này chỉ mang tinh chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra lời khuyên hoặc liệu pháp điều trị y khoa. Do đó, hãy trò chuyện với bác sĩ để có liệu pháp điều trị tốt nhất.

Cập nhật lúc 10:30 - 03/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger