Sút lưng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sút lưng là tình trạng đau lưng cấp tính thường được khởi phát do nguyên nhân cơ học hay do các vấn đề bệnh lý. Những cơn đau thường có xu hướng xuất hiện nhiều với tần suất mạnh dần lên theo thời gian.

Nếu tình trạng sút lưng không được khắc phục đúng cách thì bạn có nguy cơ gặp phải hiện tượng đau lưng mãn tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh sút lưng cũng như cách điều trị bệnh lý này.

sút lưng
Sút lưng là vấn đề xương khớp thường gặp cần sớm phát hiện và khắc phục

Sút lưng là gì? Triệu chứng của sút lưng

Sút lưng còn được biết đến với tên gọi khác là tình trạng đau lưng cấp tính. Sút lưng chính là cơn đau tức ở vùng lưng xuất hiện đột ngột khi chịu tác động từ bên ngoài. Do lúc này, hệ thống gân cơ, dây thần kinh và vùng cột sống thắt lưng sẽ bị ảnh hưởng.

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ em cho đến người già hay phụ nữ mang thai… Bệnh sẽ dễ khởi phát hơn khi hệ thống xương khớp của bạn suy yếu do tác động của các bệnh lý.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh sút lưng dựa vào một số triệu chứng sau đây:

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.
  • Đau nhức âm ỉ ở vùng thắt lưng
  • Những cơn đau thường diễn ra đột ngột
  • Tình trạng đau nhức lan ra cả 2 bên cột sống lưng
  • Cơn đau tăng cường độ khi vận động mạnh hay nắn vào
  • Khó thực hiện các tư thế cúi gập hay xoay người

Một số nguyên nhân gây sút lưng

Những cơn đau lưng cấp tính thường khởi phát do 2 nhóm nguyên nhân dưới đây gây ra:

1. Nguyên nhân cơ học

Nhóm nguyên nhân cơ học thường sẽ khiến cho cơ của bạn bị kéo căng quá mức. Đồng thời dây chằng cũng như các dây thần kinh xung quang cột sống thắt lưng bị chèn ép. Từ đó, những cơn đau sẽ được kích hoạt.

  • Chấn thương: Trong lao động và sinh hoạt thường ngày, rất khó để bạn tránh khỏi những chấn thương. Đặc biệt chấn thương ngay tại vùng lưng sẽ là nguyên nhân để lại di chứng sút lưng sau đó. Ngay cả khi vết thương đã được chữa lành thì bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng đau nhức lưng, nhất là khi vận động mạnh.
  • Tư thế xấu: Duy trì tư thế xấu trong thời gian dài thường khiến cho đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống bị biến đổi. Điều này khiến cho cột sống không thể chịu đựng được áp lực mạnh và thường bị đau khi bạn vận động quá nhiều.
  • Nhiễm lạnh đột ngột: Hiện tượng này thường khiến cho gân cơ và dây chằng cột sống bị co giãn quá mức. Từ đó kích hoạt tình trạng đau sút lưng.
  • Vận động quá sức: Khuân vác đồ vật nặng hay vui chơi thể thao quá sức cũng sẽ khiến cho cột sống phải chịu nhiều áp lực và gây đau lưng.
  • Thừa cân, béo phì: Cột sống là bộ phận thường phải chịu nhiều áp lực nhất từ trọng lượng cơ thể. Một cơ thể quá khổ thường tạo sức đè nén lớn lên cột sống và khiến bạn gặp phải tình trạng đau nhức lưng cấp tính.
sút lưng là gì
Thừa cân khiến nguy cơ mắc bệnh sút lưng tăng lên

2. Vấn đề bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân cơ học thì bệnh lý cũng là một nhóm nguyên nhân có thể khiến cho tình trạng sút lưng khởi phát.

  • Bệnh lý về cột sống: Thường khiến cho hệ thống xương khớp nói chung và vùng cột sống nói riêng suy yếu. Bạn không chỉ sẽ gặp tình trạng đau nhức lưng mà các cơn đau còn kèm theo biểu hiện sưng viêm, tê mỏi rất khó chịu. Viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… là những bệnh lý thường sẽ kích hoạt tình trạng sút lưng.
  • Bệnh đường tiết niệu: Nếu bạn bị đau sút ở vị trí thắt lưng thì cơn đau đó có thể là hệ quả của những bệnh đường tiết niệu. Điển hình như sỏi tiết niệu, sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu.
  • U xơ tử cung: Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, u xơ tử cung thường khiến cho tử cung bị chèn ép. Điều này là nguyên nhân kích hoạt những cơn đau ở phần bụng dưới. Tình trạng đau nhức có thể lan ra cả vùng lưng, đôi khi gây sút lưng.
  • Viêm ruột thừa: Khi ruột thừa bị viêm, cơn đau sẽ thường khởi phát từ vùng bụng phải mà nhanh chóng lan sang vùng lưng. Tình trạng đau nhức thường rất dữ dội và diễn ra quặn thắt theo từng cơn.
  • Viêm tụy cấp: Cơn đau thường xuất hiện từ vùng bụng sau đó lan sang phần lưng dưới. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác như đầy hơi, ăn kém, buồn nôn…

Điều trị bệnh sút lưng như thế nào?

Khi cơn đau rút lưng bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ học thì việc khắc phục tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nếu nó là hệ quả của các bệnh lý mà bạn đang mắc phải thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng cũng như hiện trạng sức khỏe của bạn để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chỉ khi tình trạng bệnh lý được cải thiện thì tình trạng đau sút lưng mới từ từ biến mất.

Ngoài ra, để góp phần làm giảm tình trạng đau nhức khó chịu và cải thiện chức năng vận động, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

1. Chườm nóng, chườm lạnh

Phương pháp này được gọi chung là nhiệt trị liệu. Chính là dựa vào tác dụng của nhiệt để ức chế tình trạng đau nhức và sưng viêm.

Đối với chườm nóng:

Sẽ có tác dụng làm ấm, đồng thời kéo giãn các gân cơ bị co cứng. Từ đó không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức mà còn giúp vùng lưng linh hoạt hơn khi vận động. Bạn có thể chườm với nước ấm hoặc rang muối hạt hay ngải cứu lên để chườm.

cách chữa sút lưng
Liệu pháp chườm nóng giúp cải thiện nhanh triệu chứng sút lưng

Việc chườm nóng vào mỗi tối trước khi đi ngủ còn khiến tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái. Từ đó, có thể cải thiện tốt hơn chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến độ nóng của túi chườm để tránh làm da bị tổn thương.

Đối với chườm lạnh:

Nếu những cơn đau sút lưng đi kèm với triệu chứng sưng viêm thì chườm lạnh là liệu pháp phù hợp. Bạn có thể cho đá vào túi chườm và áp nhẹ lên khu vực bị đau. Nhiệt độ thấp sẽ giúp cải thiện tốt hơn tình trạng sưng. Mỗi lần không nên chườm quá 20 phút bởi có thể khiến da bị bỏng lạnh.

2. Châm cứu

Đây là liệu pháp được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Khi bạn gặp phải tình trạng đau sút lưng thì có thể áp dụng cách này để khắc phục.

Châm cứu chính là dùng kim tác động vào vị trí các huyệt ở khu vực thắt lưng. Châm cứu có tác dụng lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau nhức mà còn làm cho cơ lưng được vận động dễ dàng hơn.

Phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn tại các cơ sở y tế uy tín. Bởi nếu không tác động đúng vị trí huyệt thì sẽ không đáp ứng được triệu chứng và khiến cho các vấn đề nguy hiểm phát sinh.

3. Massage

Đây là liệu pháp đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà được nhiều người ưa thích. Massage trị liệu chính là sử dụng lực từ bàn tay để tác động lên vùng lưng đang bị đau sút.

Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật thông thường trong massage như thoa bóp hay day ấn để cải thiện tình trạng đau nhức. Nên nhớ chỉ nên dùng lực vừa đủ với sức chịu đựng của cơ thể để tránh làm tổn thương da và vùng mô mềm.

bị sút lưng phải làm sao
Massage giúp khắc phục chứng đau sút lưng và khiến tinh thần được thư giãn

Để có được kết quả tốt hơn, bạn có thể thoa lên khu vực đau sút một lớp mỏng dầu nóng trước khi massage. Thực hiện liệu pháp này thường xuyên không chỉ giúp cải thiện triệu chứng đau sút lưng mà còn khiến cơ thể thoải mái, thư giãn hơn.

4. Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid hay thuốc giãn cơ cũng là một trong những lựa chọn bạn có thể áp dụng khi bị đau sút lưng. Các thuốc này thường có tác dụng tương đối nhanh, giúp ức chế tình trạng đau nhức, sưng viêm để giúp bạn vận động được dễ dàng hơn.

Sau đây là một số loại thuốc Tây thường được dùng phổ biến trong khắc phục tình trạng đau sút lưng:

  • Acetaminophen
  • Naprosyn
  • Aleve
  • Diclofenac
  • Anaprox
  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Myonal

* Lưu ý: Các thuốc này thường có tác dụng nhanh nhưng lại dễ gây ra các tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận tham vấn về cách dùng và liều lượng phù hợp với hiện trạng bản thân. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngoài những phương pháp nói trên, để sớm khắc phục tình trạng đau sút lưng, bạn nên sớm điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho hợp lý:

  • Luyện tập các bài tập phù hợp để cải thiện chức năng vận động cho vùng lưng
  • Duy trì tư thế tốt trong lao động và sinh hoạt
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là vitamin D và canxi
  • Không nên vận động quá sức
  • Hạn chế di chuyển trên giày cao gót
  • Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định

Sút lưng là vấn đề xương khớp rất dễ gặp phải, bạn đừng nên chủ quan. Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của tình trạng này, bạn hãy sớm thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cùng lời khuyên hữu ích cho bạn để nhanh chóng khắc phục bệnh sút lưng, tránh những vấn đề rủi ro phát sinh.

Cập nhật lúc 10:36 - 24/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger