Bệnh thoái hóa mất nước đĩa đệm là gì? Kiến thức cần biết

Bệnh thoái hóa mất nước đĩa đệm cũng giống như các bệnh lí khác xảy ra ở đĩa đệm, có thể khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức thường xuyên. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe và gây nhiều cản trở cho quá trình sinh hoạt cũng như làm việc. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi giải phẫu nó trong bài viết sau đây.

thoái hóa mất nước đĩa đệm
Thoái hóa mất nước đĩa đệm – Bệnh lí nguy hiểm chớ nên chủ quan

Thông tin về bệnh thoái hóa mất nước đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận vô cùng quan trọng giúp liên kết các đốt sống và khiến cho cột sống luôn được dẻo dai vững chắc. Theo cấu tạo tự nhiên thì trong đĩa đệm có khoảng 80% là nước, chính vì thế mà đĩa đệm có độ mềm và xốp nhất định. Thoái hóa mất nước đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm mất đi độ đàn hồi vốn có do thiếu nước và lâu dần dẫn tới thoái hóa.

1. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa mất nước đĩa đệm

Khi mắc bệnh thoái hóa mất nước đĩa đệm cũng khá giống với thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ thường gặp phải những cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng nhiều lần trong một ngày. Khi đứng hoặc ngồi lâu hay vận động quá mạnh thì hiện tượng đau nhức sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đôi khi người bệnh còn có cảm giác ê ẩm rất khó chịu tại khu vực đau nhức.

Bên cạnh đó, tình trạng sưng viêm tại nhiều nơi trên cơ thể cũng là triệu chứng của bệnh lí này. Những cơn đau khởi phát ở vùng thắt lưng nhưng có thể lan sang các khu vực lân cận như hông, mông và còn lan xuống cả khu vực đùi và ống khuyển. Chính tình trạng đau nhức và sưng viêm khiến cho các bộ phận này bị suy yếu và giảm dần chức năng vận động.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

2. Những đối tượng dễ mắc thoái hóa mất nước đĩa đệm

Do rất nhiều yếu tố khác nhau cộng hưởng vào như tuổi tác, lao động, chấn thương,… có thể khiến cho nhiều người mắc phải căn bệnh này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thuộc nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa mất nước đĩa đệm cao hơn so với bình thường:

  • Những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng.
  • Người phải làm những công việc nặng nhọc trong một khoảng thời gian kéo dài, điển hình nhất là công nhân bốc vác.
  • Những người có thói quen hút thuốc lá, trong thuốc lá có nhiều thành phần xấu làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của đĩa đệm.
  • Những người thừa cân béo phì cũng thường mắc bệnh do đĩa đệm phải chịu đựng áp lực quá lớn từ trọng lượng cơ thể.
  • Người có thói quen xấu trong sinh hoạt như đứng hay ngồi lâu một chỗ, lười vận động, tư thế xấu trong các hoạt động thường ngày hay trong công việc,…
trường hợp dễ mắc bệnh thoái hóa mất nước đĩa đệm
Những người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa mất nước đĩa đệm

3. Thoái hóa mất nước đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoái hóa mất nước đĩa đệm có nguy hiểm không hiện đang là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Trao đổi với chuyên mục chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Khoa Nội xương khớp – Bệnh viện Trung Ương quân đội 108) cho biết: “Thoái hóa mất nước đĩa đệm là một bệnh lí không hề đơn giản cần hết sức chú ý. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh không chỉ phải hứng chịu những cơn đau nhức dữ dội mà nó còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại khác.

Hiện tượng đau nhức mạn tính có thể lây lan ra những khu vực lân cận một cách nhanh chóng. Không những thế, khi gặp phải những tác động mạnh từ bên ngoài có thể khiến cho các bao cơ bên ngoài đĩa đệm bị phá hủy dẫn tới rách bao xơ và phần nhân nhầy bên trong có cơ hội thoát ra ngoài. Phần nhân nhầy sẽ nhanh chóng chèn ép lên các rễ dây thần kinh và tủy sống rất nguy hiểm. Người bệnh có thể bị đau dữ dội phần cột sống, đau rễ thần kinh khiến cho khả năng vận động bị hạn chế. Thậm chí nhiều người còn mất luôn cả khả năng vận động.”

Cách điều trị thoái hóa mất nước đĩa đệm

Đối với bệnh thoái hóa đĩa đệm mất nước cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng đối tượng mà có cách điều trị cho phù hợp.

1. Trường hợp bệnh còn nhẹ

Ở giai đoạn mới khởi phát, đĩa đệm bị mất nước và khô nhưng chưa xuất hiện những triệu chứng đau nhức thường xuyên thì người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà bằng các phương pháp như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung những dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp.
  • Tập luyện những bài thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức để giúp xương cốt được dẻo dai, tăng cường sức mạnh cho hệ thống cơ bắp.
  • Nếu bị thừa cân, béo phì thì nên giảm cân và duy trì cân nặng ở mức phù hợp để tránh những áp lực quá lớn tác động lên khung xương.
  • Tránh thực hiện các động tác với cường độ mạnh và đột ngột cũng như không nên mang vác hay nâng đồ vật nặng.
  • Có thể chườm nóng hay chườm lạnh để lưu thông khí huyết giúp giảm nhanh tình trạng đua nhức.
điều trị thoái hóa mất nước đĩa đệm
Việc tập thể dục đều đặn sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phòng và trị bệnh thoái hóa mất nước đĩa đệm

Mặc dù bệnh chưa quá nặng nhưng các cơn đau xuất hiện thường xuyên với cường độ mạnh hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc cũng như sinh hoạt thì những phương pháp điều trị sau sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định:

  • Sử dụng các loại thuốc Tây y để ức chế nhanh tình trạng đau nhức, sưng và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả. Các thuốc giảm đau thông thường hay nhóm thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ sẽ được bác sĩ kê cho từng đối tượng người bệnh cụ thể.
  • Bên cạnh đó, một số liệu pháp như châm cứu, bấm huyệt hay các bài tập vật lí trị liệu cũng là cách tốt giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, tăng cường lưu thông máu và cải thiện bệnh nhanh hơn và tránh những biến chứng.

2. Trường hợp bệnh đã quá nặng

Tương tự như các bệnh lí về cơ xương khớp khác, phẫu thuật chính là phương pháp cuối cùng sẽ được chỉ định với những đối tượng người bệnh bị thoái hóa mất nước đĩa đệm quá nặng. Lúc này các phương pháp điều trị bảo tồn trong thời gian dài trước đó không thể ức chế được sự phát triển của bệnh nữa, các cơn đau ngày càng dữ dội khiến người bệnh không thể chịu nổi hay khả năng vận động của người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng.

Đối với phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp can thiệp xâm lấn như thực hiện các thủ thuật giúp ổn định phần lưng, loại bỏ đĩa đệm bị tổn thương để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Sau đó thay thế đĩa đệm tổn thương bằng một đĩa đệm nhân tạo hoặc đặt một miếng đệm ở giữa các đốt sống để ngăn chặn sự cọ xát. Nếu đường cong sinh lí của cột sống bị biến dạng thì các bác sĩ sẽ tiến hành sửa chữa và điều chỉnh lại.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm mất nước nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nặng nề đe dọa đến chức năng vận động. Chính vì thế, để bảo vệ tốt hơn sức khỏe của hệ xương khớp, mọi người cần hết sức chú ý những biểu hiện khác thường trên cơ thể để sớm thăm khám và can thiệp kịp thời.

Hải Ngọc

Thông tin bổ ích cho mọi người:

Cập nhật lúc 12:54 - 18/09/2021

Bình luận (1)

  1. giaphuloc says: Trả lời

    em có đi chụp mri kết quả là bị thoái hóa mất nước nhẹ.bs có kê thuốc uống tái khám 2 lần rùi mà em thấy chỉ giảm đau ít thui.em có nên uống thuốc chữa trị tiếp hay phải làm phẩu thuật ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger