Trật khớp cổ chân: Dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Bất cứ một chấn thương hoặc tác động mạnh nào cũng có thể gây ra trật khớp cổ chân dẫn đến việc mất kết nỗi giữa các khớp ở cổ chân. Trật khớp cổ chân thường đi kèm với các triệu chứng bong gân, gãy mắt cá hoặc đứt toàn bộ dây chằng ở mắt cá chân. 

Trật khớp cổ chân là gì
Trật khớp cổ chân là một vấn đề nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế

Dấu hiệu trật khớp cổ chân

Tương tự như trật khớp ngón tay, trật khớp cổ chân sẽ gây ra các cơn đau đớn và thường xuất hiện các biến dạng một cách rõ ràng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động của người bệnh.

Tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân chấn thương mà trật khớp cổ chân có thể có các dấu hiệu sau đây:

  • Đau đớn.
  • Mất khả năng điều khiến cổ chân, bàn chân.
  • Cổ chân xiu vẹo hoặc biến dạng khi xương chày và xương cổ chân bị mất kết nối.
  • Sưng, bầm tím.
  • Trong trường hợp hệ thần kinh đi qua cổ chân bị tác động, người bệnh có thể cảm thấy tê, ngứa ran ở bàn chân.
  • Nếu nguồn cung cấp máu cho cổ chân bị ảnh hưởng thì chân có thể bị lạnh hoặc chuyển sang màu xanh tím.
  • Cứng khớp, khó di chuyển, không thể xoay cổ chân.
  • Không có khả năng chịu lực ở cổ chân.
  • Tùy vào khu vực tổn thương mà người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến bàn chân, đầu gối hoặc cột sống.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của trật khớp cổ chân. Do đó, người bệnh vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế để biết thông tin chính xác nhất.

Nguyên nhân gây trật khớp cổ chân

Một trong những nguyên nhân phổ biến của trật khớp cổ chân là việc vô tình vặn, xoay bàn chân với lực tác động lớn. Điều này thường xuyên xảy ra ở các vận động viên tham gia các môn thể thao tiếp xúc như bóng chày, tennis, cầu lông, chạy việt dã,… Những người không mang bảo hộ cổ chân và di chuyển trên đường gồ ghề thường có nguy cơ bị trật khớp cổ chân cao hơn.

Ngoài ra, một số nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến việc trật khớp cổ chân bao gồm:

  • Té ngã
  • Va chạm khi chơi thể thao
  • Tai nạn giao thông hoặc tại nạn lao động
  • Bước hụt một bậc thang
  • Tiếp đất không đúng cách

Chẩn đoán trật khớp cổ chân

Chẩn đoán Trật khớp cổ chân
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, CT hoặc MRI để phục vụ công tác chẩn đoán

Một trong những điều quan trọng khi chẩn đoán trật khớp cổ chân là tường thuật là cho bác sĩ biết về quá trình chấn thương xảy ra. Thông tin này có thể giúp bác sĩ phán đoán chính xác và hỗ trợ trực tiếp cho quá trình điều trị. Ngoài ra, lịch sử chấn thương cổ chân trước đó cũng là một thông tin hữu ích giúp bác sĩ nhanh chóng đi đến kết luận. Các phương pháp chẩn đoán trật khớp cổ chân phổ biến bao gồm:

  • Thăm khám trực tiếp và đánh giá tình trạng bên ngoài có thể giúp bác sĩ chẩn đoán lâm sàng tình trạng của cổ chân. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cấu trúc của đầu gối, bàn chân để tìm kiếm các tổn thương tiềm ẩn khác có thể xảy ra.
  • X-quang là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán ban đầu và xác định mức độ tổn thương của cổ chân. Với xét nghiệm này, bác sĩ có thể kết luận liệu xương có bị gãy hay không, dây chằng có bị rách hoặc bị ảnh hưởng bởi chấn thương hay không.
  • CT và MRI đôi khi cũng được thực hiện để đánh giá thiệt hại bề mặt khớp xương. Xét nghiệm giúp bác sĩ tìm kiếm các vết nứt, gãy sâu hoặc đánh giá dây chằng và gân bao quanh để ổn định khớp mắt cá chân.

Cách điều trị trật khớp cổ chân

Có nhiều phương pháp thích hợp để điều trị trật khớp cổ chân. Tuy nhiên, người không có chuyên môn không được thực hiện các phương pháp tại nhà để tránh các tổn thương không đáng có.

1. Điều trị bảo tồn

Điều trị trật khớp cổ chân phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng hồi phục của người bệnh.

Liệu pháp chườm lạnh:

  • Trật khớp cổ chân là một chấn thương đau đớn, cường độ đau có thể tăng lên nếu người bệnh bị xuất huyết bên dưới vết thương. Người bệnh có thể hạn chế các cơn đau bằng cách chườm lạnh hoặc chườm một túi đá trực tiếp lên vết thương trong vòng 72 giờ sau khi chấn thương xảy ra.
  • Tác dụng của việc chườm lạnh có thể kéo dài đến 2 – 3 giờ. Điều này làm tăng khả năng phục hồi và giảm lượng máu tụ và biến chứng sưng khớp.
chườm lạnh điều trị trật khớp cổ chân
Người bệnh có thể chườm lạnh điều trị trật khớp cổ chân

Liệu pháp nhiệt trị liệu:

  • Đây là liệu pháp chườm nóng trực tiếp hoặc ứng dụng ánh sáng tia hồng ngoại để giảm đau. Tuy nhiên, liệu pháp nhiệt trị liệu chỉ được khuyến khích sử dụng để điều trị các cơn đau mạn tính và kéo dài.
  • Liệu pháp nhiệt trị liệu sẽ cải thiện lượng máu lưu thông. Điều này cũng tránh được các cơn đau trong vòng 2 – 3 tuần đầu sau khi chấn thương trật khớp cổ chân.

Nắn lại khớp cổ chân:

  • Việc nắn lại khớp cổ chân bị trật sẽ được thực hiện khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Thủ thuật này nhằm mục đích đưa cổ chân quay lại vị trí ban đầu.

Nẹp hoặc bó bột cổ chân:

  • Ngay sau khi quá trình nắn lại khớp cổ chân hoàn thành, người bệnh sẽ được bó bột hoặc nẹp cố định cổ chân. Điều này sẽ được thực hiện trong 4 đến 6 tuần.
  • Cổ chân sẽ được kiểm tra sau 2 đến 4 tuần để đánh giá khả năng hồi phục và biến chứng có thể xảy ra. Khi có bất kỳ biến chứng nào xảy ra, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật mở cổ chân.

2. Sử dụng thuốc điều trị trật khớp cổ chân

Một số loại thuốc có thể được dùng để điều trị trật khớp cổ chân bao gồm:

Thuốc chống viêm NSAID:

  • Đây là thuốc dạng viên nang được chỉ định cho các trường hợp dây chằng bị viêm sau chấn thương.
  • Loại thuốc chống viêm phổ biến thường được sử dụng bao gồm: Ibuprofen và Naproxen. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ là loét và đau dạ dày.
  • Thông thường, các loại thuốc NSAID thường chống chỉ định đối với người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết dạ dày.

Thuốc giảm đau thuộc nhóm Opioids:

  • Thuốc sẽ được sử dụng để điều trị các cơn đau mạn tính trong giai đoạn đầu sau chấn thương. Điều trị bằng Opioids cần được duy trì trong 2 – 3 tuần đầu tiên.
  • Các cơn đau do trật khớp mà không có gãy xương hoặc rách dây chằng có thể được điều trị bằng Hydrocodne. Trật khớp bao gồm gãy xương cổ chân sẽ được điều trị bằng Oxycodone hoặc Morphin. Các cơn dữ dội thường được điều trị bằng Opioids liều tiêm tĩnh mạch.
Điều trị trật khớp cổ chân
Điều trị trật khớp cổ chân bằng thuốc giảm đau, chống viêm

Thuốc giãn cơ:

  • Trong một số trường hợp, trật khớp cổ chân thường có liên quan đến cơ thắt cơ bắp chân và cơ bàn chân. Do đó, các cơn co thắt sẽ được điều trị bằng thuốc giãn cơ.
  • Thuốc giãn cơ phổ biến là Flexeril, Baclofen và Skelaxin. Thuốc giãn có có thể cải thiện các cơn đau và khả năng co bóp của cơ.

Thuốc chống trầm cảm:

  • Thuốc này có tác dụng ổn định tinh thần của người bệnh để hạn chế cảm giác lo lắng sau khi trật khớp cổ chân. Giảm lo lắng có thể làm cho quá trình phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh đó, thuốc chống lo âu, trầm cảm cũng có thể giúp hạn chế các cơn đau do trật khớp cổ chân mang lại.

Thuốc điều trị thần kinh:

  • Nếu các cơn đau kéo dài từ 3 – 6 tháng thì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn. Đau thần kinh không thể điều trị bằng thuốc NSAID hoặc Opioids. Do đó, lựa chọn tốt nhất là sử dụng thuốc chống suy nhược thần kinh như Cymbalta hoặc Savella và thuốc chống động kinh.

3. Vật lý trị liệu

Đa số bệnh nhân sẽ được khuyên luyện tập vật lý trị liệu sau khi điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Cơ và bắp chân thường sẽ bị cứng sau quá trình điều trị. Do đó, vật lý trị liệu có thể hỗ trợ cơ chân và cải thiện chuyển động của khớp.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng liên quan đến gãy một phần hoặc toàn bộ xương cổ chân. Việc gãy xương cần được điều trị bằng việc nối lại xương gãy và cố định các khớp xương để giảm khả năng tái trật khớp.

Các mảnh vỡ xương sẽ được nối lại bằng đinh vít và các tấm kim loại.

Sau phẫu thuật người bệnh có thể được yêu cầu hạn chế di chuyển, dùng nạn hoặc xe lăn trong 6 – 8 tuần để làm giảm áp lực lên cổ chân.

Nói chung, trật khớp cổ chân là một vấn đề nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế. Do dó, người bệnh không nên tự ý nắn, đắp thuốc hoặc điều trị tại nhà. Bài viết này nêu những vấn đề cơ bản về việc trật khớp cổ chân. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh hoặc bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên môn.

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 11:09 - 02/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger