Trật khớp gối: Dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Trật khớp gối không phải là một chấn thương phổ biến, tuy nhiên nó cực kỳ nghiêm trọng. Đây là vấn đề xương đùi và xương ống chân (xương chày) bị mất kết nối. Trật khớp gối có thể ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận và khiến người bệnh vô cùng đau đớn.

trật khớp gối là gì
Trật khớp gối là một chấn thương không quá nghiêm trọng nhưng nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Trật khớp gối là gì?

Trật khớp gối xảy ra khi có một lực rất lớn tác động lên đầu gối làm chấn thương đầu gối hoặc làm đầu gối lệch khỏi vị trí ban đầu. Trật khớp gối hay nói cụ thể hơn là chấn động làm cho dây chằng đầu gối bị rách khiến các khớp không được cố định và trượt khỏi vị trí.

Trật khớp gối là một vấn đề nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế. Điều trị không hợp lý có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế.

Dấu hiệu nhận biết khi trật khớp gối

Các dấu hiệu cơ bản của việc trật khớp gối có thể bao gồm sưng và biến dạng khớp gối. Độ dài của hai chân thường không đều nhau do một chân bị chấn thương và lệch ra khỏi vị trí. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể liên quan đến trật khớp gối bao gồm:

  • Đau đầu gối dữ dội. Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi bạn di chuyển hoặc xoay khớp gối.
  • Sưng, bầm tím hoặc thâm nghiêm trọng ở đầu gối.
  • Hình dạng của khớp gối biến dạng.
  • Khó khăn trong việc co hoặc xoay đầu gối.
  • Vỡ hoặc bị tắc nghẽn lưu thông máu ở động mạch và tĩnh mạch ở phía sau đầu gối.

Nếu tắc nghẽn mạch máu không được điều trị trong vòng 8 giờ, nguy cơ hoại tử và phải cắt chân là 86%. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần nhận biết dấu hiệu trật khớp đầu gối để có biện pháp khắc phục hợp lý.

Trên đây không phải là tất cả dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương trật khớp gối. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về xương khớp để biết thêm thông tin chi tiết.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

khi nào cần đến bác sĩ
Nếu chân bạn sưng to hoặc nhận thấy vị trí của khớp gối bị lệch hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp lúc

Nếu nghi ngờ chấn thương trật khớp đầu gối hoặc chấn thương dây chằng đầu gối nghiêm trọng, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Đau đớn hoặc bị sưng tấy sau chấn thương như tại nạn xe hơi hoặc té ngã.
  • Nhận thấy các biến dạng rõ ràng ở khớp gối.
  • Mất cảm giác phối hợp ở chân.
  • Chân sưng to và tụ huyết.

Chẩn đoán trật khớp gối như thế nào?

Nếu xảy ra trật khớp gối, khớp thường được định vị lại trong phòng cấp cứu. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá hệ thống mô, dây thần kinh lân cận và mạch máu.

Việc chẩn đoán trật khớp gối thường được chẩn đoán thông qua các biện pháp sau:

  • Kiểm tra bên ngoài. Bác sĩ có thể nhìn vào đầu gối và hỏi người bệnh một số câu hỏi về việc bị thương như thế nào để xác nhận tình trạng.
  • Chụp X-quang hoặc CT để đánh giá vị trí của các khớp bị lệch.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp tốt nhất để quan sát các mô và vấn đề tổn thương bên trong khớp.
  • Kiểm tra dây thần kinh chạy qua đầu gối cũng như phản xạ và khả năng vận động chân của người bệnh.

Cách xử lý khi bị trật khớp gối

Chấn thương trật khớp gối là một vấn đề tương đối nghiêm trọng và không nên được chăm sóc tại nhà. Tốt nhất người bệnh nên nhận được sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt để tránh các tổn thương không mong muốn.

Người bệnh có thể giảm đau bằng cách chườm đá lên vết thương hoặc vùng bị thường để kiểm soát các cơn đau và giảm sưng.

Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh nên nhanh chóng nhờ bác sĩ đánh giá các chấn thương và đưa khớp gối quay lại vị trí ban đầu.

Điều trị trật khớp gối

Điều trị cần phụ thuộc vào triệu chứng và tình hình sức khỏe của người bệnh. Không tự ý điều trị tại nhà để tránh các tổn thương không đáng có.

1. Nắn lại khớp gối

Nếu tổn thương đầu gối không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể lựa chọn đưa khớp gối về vị trí ban đầu mà không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ di chuyển chân và khớp gối của bạn quay trở lại vị trí ban đầu. Điều này có thể gây ra một cơn đau dữ dội. Bác sĩ có thể đề nghị cung cấp thuốc giảm đau để bạn không cảm nhận thấy những gì đang xảy ra.

Sau khi khớp gối quay lại vị trí ban đầu, người bệnh có lẽ cần đeo nẹp trong một thời gian. Có thể là trong một vài tuần đến 3 tháng để cố định khớp gối. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu hạn chế di chuyển, sử dụng xe lăn hoặc nạn để khớp gối và chi dưới không phải chịu bất cứ lực hoặc tổn thương nào.

2. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

điều trị trật khớp gối
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để điều trị trật khớp gối

Nếu bác sĩ nói rằng khớp gối của bạn ổn và không cần tiến hành điều trị nội khoa, hãy dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau và sưng. Tuy nhiên, hãy sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn, bởi vì một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên báo cho bác sĩ về tình trạng tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng trước khi uống thuốc giảm đau.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được đề nghị để điều chỉnh trật khớp và các tổn thương khác từ chấn thương trật khớp gối của bạn. Phẫu thuật sẽ được thực hiện khi:

  • Gãy xương
  • Rách dây chằng đầu gối
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Tổn thương đến mạch máu

Trong một số trường hợp khi vết thương sưng to, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chờ trong 1 đến 3 tuần để vết thương bớt sưng. Trong thời gian chờ phẫu thuật, người bệnh cần đeo nẹp hoặc chườm đá để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn.

Phẫu thuật trật khớp gối có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở khớp gối.

  • Phẫu thuật nội soi được thực hiện thông quá các vết cắt nhỏ ở xung quanh đầu gối của bạn.
  • Phẫu thuật mở đầu gối sẽ tạo một vết cắt to hơn tùy vào vị trí và mức độ của vết thương.

Sau phẫu thuật điều trị trật khớp gối, người bệnh cần đeo nẹp hoặc tập vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian hồi phục. Bạn có thể cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu trong suốt 1 năm để khớp gối hoạt động lại bình thường.

Nói chung, chấn thương trật khớp gối là một vấn đề khá nghiêm trọng. Tuy chấn thương có thể khôi phục nhưng không thể lấy lại những khả năng ban đầu. Một số bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên từ bỏ luyện tập thể dục hoặc chơi thể thao để tránh biến chứng.

Bài viết này thống kê những vấn đề cơ bản về chấn thương trật khớp gối. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định, chẩn đoán và điều trị của bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, nếu người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc có bất cứ thắc mắc và câu hỏi nào, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế.

Cập nhật lúc 15:48 - 01/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger