Trật khớp háng: Cách nhận biết, xử lý và điều trị

Trật khớp háng là một hiện tượng tương đối hiếm gặp, tuy nhiên tỷ lệ thương tật khá cao. Nếu bạn bị trật khớp háng thì chứng tỏ lực tác động lên khớp khá lớn. Người bệnh cần chú ý các chấn thương kèm theo bao gồm tổn thương thần kinh, mạch máu, mô mềm thậm chí là các cơ quan nội tạng.

bị trật khớp háng phải làm sao
Trật khớp háng là một tình trạng cần được tiếp nhận sự chăm sóc y tế

Trật khớp háng là gì?

Trật khớp háng có thể là do chấn thương hoặc bẩm sinh. Đây là tình trạng đầu xương đùi bị tách ra khỏi xương hông (xương chậu). Khớp háng là dạng xương chỏm cầu, có kích thước lớn lại được xương chậu chống đỡ. Do đó, phải có một lực tác động rất lớn mới có thể làm trật khớp háng.

Các loại trật khớp háng:

  • Trật khớp sau: Có khoảng 90% bệnh nhân trật khớp háng, xương đùi được đẩy ra khỏi vị trí thông thường theo hướng ngược ra sau. Trật khớp sau khiến đầu gối và bàn chân xoay về phía giữa cơ thể.
  • Trật khớp trước: Là khi xương đùi trật ra khỏi vị trí và tiến về hướng phía trước, hông chỉ bị uốn cong một chút. Đầu gối và bàn chân sẽ xoay ra bên ngoài cơ thể.

Khi trật khớp háng, dây chằng, cơ và các mô mềm đều bị ảnh hưởng. Dây thần kinh xung quanh hông cũng có thể bị tổn thương.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Các dấu hiệu nhận biết trật khớp háng

trật khớp háng có đau không
Trật khớp háng sẽ gây ra các cơn đau tùy theo mức độ nghiêm trọng của tổn thương

Thông thường trật khớp háng khiến người bệnh rất đau đớn và không thể di chuyển được. Bên cạnh đó, trật khớp háng còn có các dấu hiệu sau:

  • Khó khăn trong việc di chuyển, đi lại
  • Đau nhức đầu gối
  • Hông đau, cứng, kém linh hoạt
  • Hai chân có kích thước không đều do một chân có thể bị trật khớp và bị xoay khỏi vị trí thông thường
  • Đau ở háng, đùi. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi chạy, nhảy hoặc xoay người

Một số dấu hiệu và triệu chứng trật khớp háng khác có thể không được đề cập đầy đủ trong danh sách này. Do đó, nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

Cách chẩn đoán trật khớp háng

Để chẩn đoán các triệu chứng trật khớp háng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và xem xét hình ảnh của khớp háng. Các xét nghiệm hình ảnh được dùng để chẩn đoán trật khớp háng bao gồm:

  • X – quang
  • CT Scan
  • MRI

Cách điều trị trật khớp háng

Trật khớp háng là một tình trạng tương đối nguy hiểm và cần nhận được sự chăm sóc y tế. Do đó, nếu người bệnh có dấu hiệu bị trật khớp háng, hãy gọi cho cấp cứu ngay. Không nên cố gắng di chuyển người bị thương để tránh làm tình trạng thêm tồi tệ. Có thể dùng một chiếc chăn để giữ ấm cho người bệnh trong lúc chờ nhân viên cấp cứu.

cách điều trị trật khớp háng
Trật khớp háng có điều trị bằng cách dùng đinh vít để cố định lại khớp

Nếu trật khớp háng là tổn thương duy nhất mà không có bất cứ tổn thương nào khác bác sĩ có thể lựa chọn tiêm thuốc tê hoặc thuốc an thần và điều chỉnh khớp xương về vị trí ban đầu.

Trong một số trường hợp, trật khớp háng đi cùng một số chấn thương khác thì bác sĩ bắt buộc phải chọn phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ gắn một vài đinh vít hoặc ghim để ổn định khớp xương và ngăn ngừa khớp háng bị trượt hoặc di chuyển ra khỏi vị trí.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần ngồi xe lăn trong 5 – 6 tuần để hồi phục các chức năng bình thường. Sau khoảng thời gian này, người bệnh có thể bắt đầu có hoạt động bình thường, bao gồm cả chơi thể thao nhẹ nhàng.

Phục hồi sau phẫu thuật trật khớp háng

Thông thường phải mất 2 đến 3 tháng để khớp háng hoàn toàn bình phục. Tuy nhiên, thời gian có thể lâu hơn nếu như người bệnh có các tổn thương khác như gãy xương.

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh hạn chế di chuyển trong một vài tuần để tránh các tổn thương không đáng có. Vật lý trị liệu cũng là một liệu trình điều trị thường xuyên được khuyến cáo để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Cách phòng ngừa trật khớp háng sau phẫu thuật thay khớp háng

Trật khớp háng thường phổ biến ở những bệnh nhân đã từng thay thế khớp háng. Do đó, lúc này một lực tác động vừa phải cũng có thể khiến người bệnh bị trật khớp. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên tránh:

  • Bắt chéo chân khi ngồi
  • Uốn công hông quá 90 độ
  • Xoay hông hoặc chân từng bị tổn thương

Sau khi khớp háng phục hồi hoàn toàn, người bệnh cũng nên hạn chế các hoạt động mạnh có thể gây áp lực lên khớp háng. Bên cạnh đó, nên cử động hông một cách nhẹ nhàng, giảm thiểu việc xoay hông để tránh những biến chứng không thiết.

Rất hiếm khi trật khớp háng xảy ra trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên đây là tình trạng nghiêm trọng, người bệnh nên nắm rõ thông tin để có cách khắc phục hợp lí. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định hoặc hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn. Nếu người bệnh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Tham khảo thêm: Bị trật khớp vai: Cách xử lý, điều trị và chăm sóc

Cập nhật lúc 12:48 - 08/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger