Trật khớp ngón tay: Dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Trật khớp ngón tay là một chấn thương mà trong đó các xương đốt ngón tay di chuyển xa nhau hoặc bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Trật khớp ngón tay thường xảy ra khi ngón tay bị bẻ cong ra phía bên ngoài vượt quá giới hạn hoạt động của nó.

trật khớp ngón tay là gì
Trật khớp ngón tay là hiện tượng một ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây sưng, đau

Tổng quan về khớp ngón tay

Xương ngón tay được cấu tạo bởi các đốt tay và khớp nối. Mỗi đốt ngón tay đều có khớp nối giữ các đoạn xương để hình thành một ngón tay hoàn chỉnh. Các khớp này bao gồm:

  • Khớp liên sườn: nằm ở đốt ngón tay gần móng tay nhất. Hầu hết các trường hợp trật khớp liên sườn đều có liên quan đến chấn thương, vết thương hở ở khớp.
  • Khớp giữa ngón tay: Trật khớp giữa thường xảy ra khi ngón tay bị kẹt trong quá trình luyện tập. Đây là chấn thương thường gặp ở vận động viên hoặc huấn luyện viện các môn thể thao xử lý bóng như bóng đá, bóng rỗ, bóng nước.
  • Khớp nối xương bàn tay: nằm trong cùng các đốt ngón tay, nơi nối bàn tay và các ngón tay. Bởi vì các khớp này thường rất ổn định do đó trật khớp rất hiếm khi xảy ra so với hai khớp còn lại. Khi xảy ra trật khớp, chúng thường xảy ra ở ngón út và gây đau khớp ở ngón tay út.

Dấu hiệu trật khớp ngón tay

dấu hiệu trật khớp ngón tay
Khi nhận thấy các ngón tay bị lệch, sưng hoặc bầm tím hãy đến cơ sở y tế gần nhất

Bạn có thể nhận biết khi bị trật khớp ngón tay thông qua các dấu hiệu sau:

  • Khớp ngón tay của bạn trông nhô lên hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Xương ngón tay xuất hiện dấu hiệu kỳ lạ, ví dụ như nhô hẳn ra bên ngoài.
  • Sưng, đau, bầm tím quanh khớp.
  • Không thể di chuyển ngón tay theo ý muốn.
  • Cảm thấy lỏng lẻo, mất điều khiển ở ngón tay.

Đây không phải là tất cả các dấu hiệu báo hiệu trật khớp ngón tay. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Cách xử lý khi bị trật khớp ngón tay

Ngay sau khi trật khớp người bệnh nên tránh việc di chuyển hoặc cố gắng bẻ ngón tay lại vị trí bình thường. Bạn có thể làm tổn thương vĩnh viễn các cấu trúc cơ bản như:

  • Mạch máu
  • Gân
  • Dây chằng
  • Dây thần kinh

Trật khớp ngón tay có thể cần nhận được sự trợ giúp y tế. Do đó, nếu bạn nhận thấy dấu hiệu và nghi ngờ trật khớp ngón tay hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.

Khi bạn bị trật khớp ngón tay, bạn cũng có thể bị bong gân hoặc gãy ngón tay. Bong gân hoặc gãy ngón tay có thể cũng có triệu chứng tương tự như trật khớp. Do đó, người không có chuyên môn thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chấn thương. Do đó, tuyệt đối không tự nắn khớp tại nhà.

Trì hoãn chẩn đoán hoặc tự ý điều trị trật khớp ngón tay có thể dẫn đến việc mất khả năng vận động và cứng khớp lâu dài, thậm chí là phải tháo khớp ngón tay.

Chẩn đoán trật khớp ngón tay

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị trật khớp ngón tay hoặc nếu ngón tay xuất hiện biến dạng, trong một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để xác nhận tổn thương.

Ngoài ra, quan sát tình trạng bên ngoài và các thông tin về việc va chạm, công việc cũng là một thông tin hữu ích để bác sĩ chẩn đoán trật khớp ngón tay.

Điều trị trật khớp ngón tay

Một ngón tay bị trật khớp có thể được điều trị bằng cách nắn khớp hoặc thậm chí là phẫu thuật cho các trường hợp nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ có thể tiến hành chỉ định cách điều trị khác nhau.

1. Sơ cứu tại nhà

Hãy băng ngón tay bị thương và cố gắng giữ cho nó bất động. Chườm đá hoặc bọc ngón tay bị thương trong khăn lạnh để hạn chế viêm và đau.

Không uống hoặc ăn bất cứ thứ gì có khả năng gây viêm, đặc biệt là rượu và hải sản.

Di chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

2. Nắn lại khớp ngón tay

Đây là một liệu pháp y tế dùng để cố định xương về vị trí ban đầu của nó.

Người bệnh có thể được gây tê cục bộ trước khi thực hiện thủ tục. Tiếp đó bác sĩ sẽ tiến hành ấn vào xương để giải phóng nó và đưa nó về vị trí ban đầu.

3. Nẹp ngón tay

điều trị trật khớp ngón tay
Trong một số trường hợp không nghiêm trọng, bác sĩ có thể nắn cố định lại khớp ngón tay bị trật

Một khi xương của bạn đã được định vị lại, bác sĩ sẽ nẹp nó cố định các khớp để giữ cho nó ổn định. Một thanh nẹp có thể ngăn ngón tay di chuyển và hạn chế các tổn thương và rút ngắn thời gian hồi phục.

Bạn có thể cần cố định ngón tay trong một vài tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

4. Băng cố định khớp ngón tay

Thay vì lựa chọn nẹp, đôi khi các bác sĩ có thể chọn sử dụng băng y tế để băng cố định ngón tay bị thương vào một ngón tay bên cạnh. Phương pháp này sẽ hỗ trợ cho ngón tay bị trật khớp và ngăn ngừa những cử động không cần thiết để phòng tránh biến chứng cứng khớp và mất chức năng ngón tay.

5. Phẫu thuật

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để định vị lại xương và chữa lành xương gãy hoặc dây chằng bị rách.

Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp khớp ngón tay không ổn định hoặc các trường hợp gãy xương tổng hợp.

6. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp hoặc liệu pháp được chỉ định khi các ngón tay đã được đưa về vị trí ban đầu. Một nhà vật lý trị liệu chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập và đề ra liệu trình phù hợp để phục hồi chức năng các ngón tay của bạn.

Vật lý trị liệu có thể bao gồm massage, áp dụng nhiệt để làm giảm cứng khớp và tăng khả năng vận động của khớp.

Người bệnh có thể trở lại các hoạt động bình thường bao gồm luyện tập thể thao trong vòng một tuần sau chấn thương. Tuy nhiên, bạn có thể cần đến sáu tháng để khớp ngón tay hoàn toàn bình phục. Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi trật khớp đi kèm với các chấn thương khác thì thời gian hồi phục có thể lâu hơn.

Hãy lưu ý một điều là khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu trật khớp ngón tay, hãy đến cơ sở y tế gần nhất. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định và lời khuyên của nhân viên y tế. Do đó, nếu như người bệnh có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn hoặc nhân viên y tế.

Cập nhật lúc 08:33 - 02/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger