Bệnh loãng xương ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng

Bệnh loãng xương ở phụ nữ là bệnh lí khiến rất nhiều chị em lo lắng khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh. Nguyên nhân do đâu, có những dấu hiệu gì để nhận biết và cách phòng chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.

Bệnh loãng xương ở phụ nữ
Bệnh loãng xương chính là bệnh lí về xương khớp thường gặp ở phụ nữ khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh

Vì sao phụ nữ bị loãng xương nhiều hơn so với nam giới?

Thường thì bệnh loãng xương hay xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do:

  • Lượng canxi trong cơ thể phụ nữ thường ít hơn khá nhiều so với nam giới.  Khoảng sau 30 tuổi thì một lượng lớn canxi sẽ bị lấy ra khỏi xương và thường nhiều hơn lượng đã nạp vào. Trong khi lượng canxi bình thường của phụ nữ đã thấp và không thể cung cấp đủ nhu cầu mà cơ thể cần giống như nam giới. Chính vì vậy mà hiện tượng loãng xương diễn ra phổ biến hơn ở phụ nữ.
  • Khối lượng xương ít hơn so với nam giới cộng thêm việc tuổi thọ thường kéo dài hơn cũng chính là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị loãng xương hơn.
  • Bên cạnh đó, phụ nữ lại cần nội tiết tố nữ Estrogen để giúp cho xương luôn được khỏe mạnh. Tuy nhiên, đến tuổi tiền mãn kinh thì nhất định lượng Estrogen sẽ bị thiếu hụt ngày càng nghiêm trọng theo quy luật tất yếu của tự nhiên. Đây chính là lý do khiến cho xương phụ nữ suy yếu nhanh chóng và dẫn tới bệnh loãng xương rất khó tránh khỏi.
  • Ngoài ra, đối với trường hợp phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, hiện tượng mãn kinh diễn ra sớm hay đã trải qua phẫu thuật cắt đi buồng trứng. Hay phụ nữ thường dùng một số thuốc điều trị nhóm corticoid trong khoảng thời gian dài cũng khiến cho nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương ở phụ nữ

Bệnh loãng xương ở phụ nữ thường diễn ra từ từ và khá thầm lặng, nhiều khi người bệnh còn không hề hay biết bệnh loãng xương ghé thăm mình từ khi nào. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp chị em nhanh chóng nhận biết bệnh loãng xương có xuất hiện ở cơ thể mình hay không.

1. Đau xương và đau các dây thần kinh

Những phụ nữ mắc bệnh thường bị đau mỏi ở các xương dài cũng như đau nhức ở vị trí các đầu xương. Các cơn đau thường xảy ra dữ dội và tăng mạnh vào ban đêm. Người bệnh phải gánh chịu cảm giác đau giống như đang bị châm chích khắp cơ thể.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Bệnh loãng xương cũng kích thích các rễ và dây thần kinh của phụ nữ, thường gây ra những cơn đau dây thần kinh liên sườn và dây thần kinh tọa rất khó chịu.

2. Đau vùng cột sống

Bệnh loãng xương còn khiến cho phụ nữ bị đau vùng thắt lưng hay gây ra sự nhức mỏi vùng cột sống lưng. Thậm chí những cơn đau nhức còn lan sang mạn sườn khi người bệnh ngồi quá lâu tại một chỗ hoặc ít thay đổi tư thế.

dấu hiệu bệnh loãng xương ở phụ nữ
Đau nhức vùng cột sống là một trong những dấu hiệu để nhận biết bệnh loãng xương ở phụ nữ

Bên cạnh đó còn xuất hiện dấu hiệu các cơ ở vị trí dọc cột sống bị co cứng hay gặp hiện tượng cơ bị giật khi thay đổi tư thế. Ngoài ra, cột sống của người bệnh rất khó để cử động một cách linh hoạt với một số động tác như cúi người, ưỡn người hay quay lưng.

3. Cột sống bị biến dạng, xương dễ gãy

Cột sống của những phụ nữ bị loãng xương thường rất dễ biến dạng đi kèm với mốt số dấu hiệu như cột sống thắt lưng hoặc lưng bị cong, hiện tượng gù vẹo lưng, đi đứng không ở tư thế thẳng. Bên cạnh đó, còn có dấu hiệu xép hay lún các đốt sống khiến cho chiều cao của phụ nữ ngày càng có dấu hiệu giảm sút.

Khi bị loãng xương, tức là xương của phụ nữ lúc này rất yếu, giòn nên dễ bị gãy. Nhất là ở các vị trí cẳng tay, cổ xương cánh tau, xương chậu, xương sườn, cổ xương đùi. Dấu hiệu gãy xương cũng chính là dấu hiệu khá thường gặp của bệnh loãng xương ở phụ nữ.

4. Các dấu hiệu khác

Bên cạnh những dấu hiệu mà chúng tôi vừa kể trên, nhiều phụ nữ khi bị loãng xương còn xuất hiện một số dấu hiệu toàn thân như ngực nặng kèm theo cảm giác khó thở, đầy bụng khó tiêu, chuột rút, hay bị ớn lạnh toàn thân, cơ thể tiết nhiều mồ hôi.

Phụ nữ bị loãng xương cũng thường dễ mắc phải một số bệnh lí thường gặp như rối loạn nội tiết, cao huyết áp, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp,…

Những cách phòng và điều trị loãng xương ở phụ nữ

Bệnh loãng xương là một bệnh lí về xương khớp khó tránh khỏi ở chị em phụ nữ khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh nên chị em cần hết sức chú ý. Sau đây là một số cách phòng cũng như điều trị loãng xương ở phụ nữ khá hiệu quả mà chị em không nên bỏ qua.

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Thường bước qua độ tuổi 30 thì cơ thể phụ nữ càng phải được cung cấp lượng canxi dồi dào hơn để bù đắp lượng canxi bị lấy ra khỏi xương. Để phòng bệnh loãng xương hiệu quả, trong khẩu phần ăn của chị em không thể thiếu những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, cua đồng, tôm, ốc,…

Để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn thì chị em cũng cần bổ sung lượng vitamin D tương xứng cũng như cung cấp đủ protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu để cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng luôn được khỏe mạnh. Đối với những phụ nữ thiếu estrochen thì việc bổ sung phytoestrogen từ đậu nành nãy mầm là hết sức cần thiết để hấp thu canxi giúp giảm mất xương cũng như tái tạo xương.

Ngoài ra, chị em nên nhớ tránh xa các chất kích thích, các loại nước uống có cồn như rượu, bia. Bởi đây chính là những nguyên nhân khiến cho bệnh loãng xương ở phụ nữ luôn cận kề.

2. Tập luyện thể dục mỗi ngày

Đây được xem là một phương pháp rất hữu ích để giúp chị em có được hệ xương khớp chắc khỏe và phòng ngừa hiệu quả bệnh loãng xương. Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày và phù hợp với thể trạng của mình sẽ giúp cho xương khớp của chị em được vận động một cách khoa học và trở nên dẻo dai hơn.

phòng bệnh loãng xương ở phụ nữ
Tập yoga chính là một cách khá hiệu quả giúp chị em phòng chống bệnh loãng xương

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên góp phần không nhỏ trong việc kích thích sản sinh nội tiết tố estrogen ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đây cũng chính là nhân tố giúp cho hệ xương khớp luôn khỏe mạnh và tránh được nguy cơ loãng xương.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa nguy cơ loãng xương, trong một tuần chị em nên tập thể dục tối thiểu 5 ngày và mỗi ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút. Những bài tập đơn giản, phù hợp với thể trạng chị em như đi bộ, yoga, đi xe đạp, erobic,… là rất phù hợp để hỗ trợ cho hệ xương khớp chắc khỏe.

3. Sử dụng thuốc Tây y

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh loãng xương thì chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Việc dùng thuốc Tây y là cách tốt để chị em điều trị bệnh loãng xương nhanh chóng và hiệu quả.

  • Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thường chỉ định chị em bị loãng xường sử dụng nhóm thuốc Bisphophonate để điều trị bệnh loãng xương. Trong nhóm này, sẽ có 2 loại rất thông dụng dùng theo đường uống đó là Risedronate và Alendronate. Ngoài ra còn có thêm 1 loại được dùng đườg tĩnh mạch đó là Zoledronic thường dùng cho trường hợp loãng xương kèm theo gãy xương hay loãng xương nặng.
  • Còn đối với phụ nữ có hiện tượng giảm mật độ xương, bị mãn kinh sớm hay không dung nạp với nhóm thuốc Bisphosphonate thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng nhóm thuốc Raloxifene.
  • Ngoài ra, còn có một số loại thuốc Tây y khác cũng được ứng dụng trong điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng không được sử dụng phổ biến. Một số nhóm thuốc đó là PH 1-34, Strontium Ranelate, Calcitonin,…

Trong bài viết này, chúng tôi đã đề cập những thông tin cơ bản vầ bệnh loãng xương ở phụ nữ để bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh, các chị em cần hết sức chú ý để luôn có hệ xương khớp khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

Hải Ngọc

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 12:53 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger