Triệu chứng thoái hóa khớp này nhiều người thường bỏ qua

Đau nhức khớp, cứng khớp, tê sưng, biến dạng khớp, khớp phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo,… là những triệu chứng thoái hóa khớp điển hình nhất. Rất nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày khi không phát hiện sớm các triệu chứng này.

Bệnh thoái hóa khớp
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương ở phần sụn của khớp, khiến cho hai đầu xương va vào nhau và gây ra tình trạng đau nhức ở khớp. Khi bị thoái hóa khớp, chất dịch khớp nhanh chóng bị suy giảm, khô dần và không còn đủ để bôi trơn cho khớp. Chính điều này đã gây ra hiện tượng khuyết xương và vôi hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Quá trình thoái hóa khớp
Quá trình thoái hóa khớp diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau

Theo một số tài liệu cho biết, thoái hóa khớp là căn bệnh xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể, tiêu biểu như đốt sống cổ, thắt lưng, khớp tay, khớp gối, khớp háng,… Ở giai đoạn đầu của quá trình thoái hóa, sụn bắt đầu có dấu hiệu bị hư tổn. Lúc này, phần sụn khớp bị hao mòn nhanh chóng, không còn đủ để bao phủ toàn bộ đầu xương, gây tổn thương đến khớp.

Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp. Trong đó, lão hóa xương khớp theo tuổi tác, một số chấn thương tại khớp gối, bẩm sinh, mang vác vật nặng không đúng tư thế, béo phì,… là nguyên nhân điển hình nhất.

→ Bàii viết hữu ích: 3 Phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp – Có thể bạn chưa biết

9 triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, số người mắc bệnh thoái hóa khớp ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Không chỉ ở người lớn tuổi mà những người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Chính vì thế, việc nhận biết sớm các triệu chứng thoái hóa khớp là rất quan trọng, giúp bệnh nhân có thể phát hiện và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là 9 triệu chứng thoái hóa khớp điển hình nhất, người bệnh không nên bỏ qua.

1/ Đau nhức khớp

Bệnh thường gây đau nhiều nhất khi bạn vận động, nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi sẽ hết đau. Nếu bệnh nhân bị thoái hóa khớp ở mức độ nặng thì các cơn đau này diễn ra thường xuyên hơn.

Triệu chứng đau nhức, khó chịu thường biểu hiện rõ nhất khi vận động hay leo cầu thang. Bệnh nhân thường bị đau nhiều về buổi chiều, đồng thời giảm nhẹ về đêm và sáng sớm. Tùy theo vị trí thoái hóa mà tính chất của các cơn đau cũng khác nhau:

Thoái hóa khớp gây đau nhức
Thoái hóa khớp gây đau nhức, khó chịu ở các khớp

– Thoái hóa khớp gối: Mỗi khi đi lại sẽ thấy đau nhiều, việc đứng lên ngồi xuống cũng bị hạn chế, đôi lúc cơn đau diễn ra đột ngột ở đầu gối.

– Thoái hóa cột sống thắt lưng: Bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau âm ỉ từ vùng thắt lưng trở xuống phía dưới. Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải đứng nhiều hoặc liên tục cúi lên cúi xuống nhiều sẽ có cảm giác đau nhiều hơn.

– Thoái hóa khớp háng: Người bệnh sẽ bị đau nhiều khi đi lại, dần dần cơn đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi vào ban đêm. Vị trí đau hay gặp nhất là mặt trước đùi, nếp bẹn, lan xuống dưới mặt trước trong đùi. Đôi khi cơn đau có thể lan dần xuống tận khớp gối, lan ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển của xương đùi.

– Thoái hóa cột sống cổ: Bệnh nhân sẽ bị đau nhức ở sống cổ và hạn chế cử động của cổ. Bên cạnh đó, cánh tay cũng bị đau dữ dội, đau ở cột sống cổ và vai. Cơn đau nhanh chóng lan xuống cánh tay, đau mặt ngoài cánh tay. Tình trạng đau lan đến khuỷu và có thể đến ngón cái, ngón trỏ.

2/ Cơn đau lan dần sang các bộ phận xung quanh

Thoái hóa khớp gây đau nhức sang bộ phận khác
Cơn đau nhanh chóng lan dần sang các bộ phận xung quanh

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp, ban đầu, triệu chứng đau nhức chỉ ở một vị trí. Tuy nhiên, càng về sau, cơn đau sẽ nhanh chóng lan dần sang các bộ phận xung quanh. Nhất là các vị trí như tay, chân, vai, dọc vùng thắt lưng. Người bệnh sẽ vô cùng khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như vận động.

3/ Cứng khớp

Cứng khớp là một trong những triệu chứng rất thường hay gặp phải ở bất cứ căn bệnh thoái hóa khớp nào. Theo thống kê của các chuyên gia sức khỏe, có đến 90 % bệnh nhân bị thoái hóa khớp có triệu chứng bị cứng ở các khớp.

Thoái hóa khớp gây cứng khớp
Khớp tay bị cứng, không thể cử động được do thoái hóa khớp

Thông thường, người bệnh thoái hóa khớp sẽ rất dễ gặp phải tình trạng viêm đau tại các khớp và gây ra tình trạng cứng khớp. Tùy thuộc vào từng vị trí thoái hóa khớp mà người bệnh sẽ bị cứng ở khớp đó. Nếu tình trạng sưng viêm ngày càng nặng, người bệnh sẽ rất khó cử động linh hoạt các khớp.

Bên cạnh đó, trong quá trình ngủ, người bệnh sẽ rất khó cử động linh hoạt được các khớp, nhất là hoạt động co duỗi khớp cũng trở nên khó khăn. Để cải thiện tình hình này, bắt buộc bệnh nhân phải thực hiện động tác xoa bóp các khớp để lượng máu có thể lưu thông và giảm nhanh tình trạng cứng khớp. Thông thường, sau khoảng 30 phút xoa bóp các khớp, bệnh nhân có thể thực hiện các động tác bình thường được.

4/ Tê, sưng ở các khớp bị thoái hóa

Triệu chứng tê, sưng khớp là dấu hiệu rất dễ nhận biết nhất của bệnh thoái hóa khớp. Tùy vào vị trí thoái hóa khớp mà người bệnh sẽ dễ dàng nhận ra các vị trí sưng đỏ ở khớp bằng mắt thường. Chân hoặc tay hoặc cổ, thắt lưng thường có cảm giác tê, thậm chí sưng hoặc biến dạng. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn và phiền toái cho người bị bệnh thoái hóa khớp. 

Tê, sưng do khớp thoái hóa
Khớp gối bị thoái hóa gây tê sưng ở đầu gối

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh thoái hóa khớp, phần gai xương xuất hiện càng nhiều sẽ khiến màng hoạt dịch nhanh chóng bị viêm và dẫn đến tràn dịch khớp.

Lúc này, các mô sụn bị vôi hóa cũng sẽ nhanh chóng làm xuất hiện các vùng sưng tấy đỏ dưới da và gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các khớp có thể bị sưng nhiều hay sưng ít, đau nhiều hay đau ít.

5/ Khớp phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo

Với tình trạng các khớp bị thoái hóa, dẫn đến chất hoạt dịch bị khô dần, mất nước, khiến các khớp xương sẽ không còn hoạt động “trơn tru” như trước. Lúc này, hai đầu xương sẽ nhanh chóng ma sát khiến cho phần sụn dễ cọ vào nhau làm phát ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo.

Khớp phát ra tiếng kêu
Khớp gối thường xuyên phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi con người hoạt động

Khi bệnh nhân thực hiện các động tác như đứng lên hay ngồi xuống, phần sụn khớp bị ăn mòn và mỏng dần. Lâu ngày, người bệnh sẽ rất dễ nghe thấy tiếng kêu lục cục phát ra từ trong khớp vào buổi sáng ngủ dậy. Triệu chứng này sẽ xuất hiện rõ ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối, khớp háng, thắt lưng.

6/ Teo ổ khớp

Nếu bệnh nhân bị teo ổ khớp, điều này cũng có nghĩa là người bệnh bị thoái hóa khớp ở mức độ nặng. Một khi ổ khớp bị thoái hóa, teo dần, khớp sẽ không còn linh hoạt như trước mà thường xuyên đau nhức.

Teo ổ khớp do thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp háng gây teo ổ khớp

Tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với biến chứng bại liệt do bệnh thoái hóa khớp gây ra. Người bệnh sẽ khó có thể nhận biết được triệu chứng này nếu không tiến hành chụp X-quang.

7/ Biến dạng khớp

Việc bị biến dạng cho thấy khớp đã bị tổn thương 1 cách nghiêm trọng. Các bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp đã phát hiện ra rằng họ gặp phải một số biến dạng ở khớp như đầu gối lệch trục, ngón tay trở nên gồ ghề và cong, ngón chân cứng và cong vẹo.

Thoái hóa khớp gây biến dạng khớp
Thoái hóa khớp khiến khớp chân bị biến dạng

Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều bất lợi trong các hoạt động và khó có thể cử động linh hoạt các khớp. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ bị biến dạng khớp vĩnh viễn.

8/ Tràn dịch khớp

Tràn dịch khớp gối do thoái hóa khớp
Tràn dịch khớp gây đau nhức do thoái hóa khớp gối gây ra

Với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp do trọng lượng cơ thể chèn ép xương hoặc mang vác các vật nặng sẽ khiến cho chất dịch ở vị trí tại khớp bị tràn ra. Điều này khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Song song với việc tràn dịch khớp, tại vị trí sụn, chất dịch bị khô dần, gây suy giảm chức năng của khớp.

9/ Hạn chế vận động

Hầu hết những bệnh nhân mắc phải thoái hóa khớp đều rất dễ gặp phải tình trạng hạn chế vận động. Bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày bằng tay và chân.

Thoái hóa khớp gối gây hạn chế vận động
Lên xuống cầu thang khó khăn do thoái hóa khớp gối

Thông thường, những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối sẽ khó đứng vững, mất thăng bằng và rất dễ ngã khi đi lại. Kèm theo đó là tình trạng cơ bắp chân và đùi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành thực hiện các động tác như quay tay trái, quay tay phải, đưa tay ra trước ra sau, ngồi xổm, khép háng,…

Những vị trí dễ bị thoái hóa khớp nhất

Không còn xa lạ với nhiều người, hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp thường xuất hiện ở một hay nhiều vị trí khớp trên cơ thể. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ rất dễ gặp phải ở các vị trí sau đây.

Vị trí thoái hóa khớp
Một số vị trí dễ bị thoái hóa khớp nhất
  • Gối: Đây là vị trí dễ mắc bệnh thoái hóa khớp nhất. Với tình trạng di chuyển nhiều và mang vác các loại vật nặng khác nhau, khớp đầu gối chính là cơ quan chịu nhiều tổn thương và dễ bị thoái hóa nhất.
  • Cột sống thắt lưng: Cơ quan này chịu sự ảnh hưởng của các dây thần kinh. Một khi người bệnh bị chèn ép dây thần kinh sẽ khiến bệnh nhân dễ bị thoái hóa ở cột sống thắt lưng.
  • Cột sống cổ: Đây là vị trí hoạt động rất nhiều và đòi hỏi sự linh hoạt cao. Tuy nhiên, đây cũng là vị trí rất dễ bị thoái hóa khớp nhất.
  • Khớp bàn chân: Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp ở bàn chân là rất cao. Người bệnh thường xuyên di chuyển nhiều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp.
  • Khớp gót chân: Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp ở gót chân là do tình các bệnh lý ơ gan bàn chân ảnh hưởng. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức ở chân.
  • Khớp háng: Cũng như khớp gối, khớp háng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của con người. Khớp háng giúp nối liền và nâng đỡ cơ thể. Do đó, đây cũng là vị trí dễ bị thoái hóa khớp nhất.

Ngoài những vị trí trên, thoái hóa khớp còn xuất hiện ở khớp hông, khớp bàn tay, khớp vai,…

Biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở những người cao tuổi. Chính vì vậy, ở lứa tuổi này, người bệnh nên hết sức thận trọng trong đi lại, cũng như mang vác các vật nặng. Ở những người trẻ tuổi, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi căn bệnh này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và ai cũng có nguy cơ mắc phải. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp tấn công.

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu và các loại vitamin khác nhau để tăng cường sự chắc khỏe cho xương.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, chất kích thích khiến cho xương khớp nhanh chóng bị lão hóa.
Luyện tập thể thao phòng ngừa thoái hóa khớp
Luyện tập thể thao mỗi ngày phòng ngừa thoái hóa khớp
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và giúp xương dẻo dai hơn.
  • Luôn giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Thường xuyên kiểm tra xương khớp định kỳ để kiểm soát và phát hiện bệnh kịp thời.
  • Khi mắc bệnh, tuyệt đối không được  tự ý sử dụng thuốc điều trị, tránh những biến chứng phức tạp có thể xảy ra.

Với 9 triệu chứng thoái hóa khớp mà chúng tôi vừa nêu ra, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này. Nếu nhận thấy bản thân mắc phải một trong những triệu chứng trên, bệnh nhân nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.

An Nhiên

→ Có thể bạn quan tâm: Những hậu quả nặng nề do bệnh thoái hóa khớp gây ra

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 12:49 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger