3 cách chữa bệnh thoái hóa khớp háng giảm đau nhanh chóng

Chỉ cần áp dụng 3 cách chữa bệnh thoái hóa khớp háng được chúng tôi chia sẻ, các triệu chứng đau nhức, khó chịu, tê buốt ở khớp háng sẽ nhanh chóng biến mất.

Bệnh thoái hóa khớp háng
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp háng

Nội dung bài viết bao gồm:

Bệnh thoái hóa khớp háng là gì

Thoái hóa khớp háng là một bệnh lý xương khớp xảy ra ở khớp háng. Với tình trạng sụn khớp bị bào mòn sẽ gây ra tình trạng tổn thương nghiêm trọng ở chỏm xương đùi.

Khớp háng là bộ phận được cấu tạo từ một chỏm xương đùi hình cầu và một ổ chảo từ xương đùi, khung chậu. Hai bộ phận này được viền lớp sụn bao bọc và che phủ xương, giúp khớp háng hoạt động linh hoạt, giảm cọ sát.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
Bệnh thoái hóa khớp háng gây tổn thương khớp háng
Bệnh thoái hóa khớp háng gây tổn thương ở sụn và chỏm xương đùi

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng sẽ khiến lớp sụn ở hai đầu khớp háng bị bào mòn. Lúc này, hai đầu xương nhanh chóng cọ sát vào nhau khiến bệnh nhân bị đau nhức, khó chịu nhiều ở khớp háng.

Bệnh thoái hóa khớp háng gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc vận động, đi lại của người bệnh. Đặc biệt, nếu bệnh để lâu không được chữa trị hiệu quả sẽ khiến cho sụn khớp bị bào mòn làm tăng thêm triệu chứng đau dữ dội, lâu dần dẫn đến vùng đùi bị teo nhỏ lại và khó vận động.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng

Khớp háng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của con người. Một khi khớp háng bị thoái hóa, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và đi lại. Sau đây là một số nguyên nhân thoái hóa khớp háng mọi người cần biết để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

  • Tuổi tác cao: Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng một phần là do tuổi tác cao. Người bệnh càng cao tuổi thì tình trạng loãng xương diễn ra càng nhanh và dễ khiến bệnh nhân bị thoái hóa khớp.
  • Chấn thương: Tai nạn giao thông, té ngã hoặc một số chấn thương ở khớp háng khác cũng sẽ khiến bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng.
Thoái hóa khớp háng do chấn thương
Chấn thương – Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng
  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh thoái hóa khớp háng thì tỉ lệ con cái mắc phải căn bệnh này là rất cao.
  • Mang vác vật nặng: Việc bạn mang vác các loại vật nặng không đúng tư thế sẽ rất dễ gây ra bệnh thoái hóa khớp háng.
  • Thừa cân, béo phì: Với cân nặng quá lớn, người bệnh sẽ rất dễ bị thoái hóa khớp háng bởi lực ép ở khớp háng nhiều. Điều này khiến khớp háng bị quá tải và thời gian lâu, bệnh nhân sẽ bị thoái hóa khớp.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng

Theo các chuyên gia sức khỏe, khớp háng là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất. Chính vì vậy, người bệnh cần phải hết sức thận trọng khi gặp phải các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng dưới đây.

  • Đau nhức ở khớp háng: Ban đầu cơn đau chỉ âm ỉ nhưng về sau, cơn đau tăng dần. Người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau nhanh chóng lan dần xuống phần mông, phía đùi trước hoặc đùi sau. Mỗi khi bệnh nhân tiến hành di chuyển thì cơn đau sẽ càng tăng nhanh dữ dội.
  • Mọc gai xương: Khi mắc bệnh thoái hóa khớp háng lâu ngày, người bệnh sẽ có triệu chứng mọc gai xương. Gai xương sẽ nhanh chóng khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu ở khớp háng.
Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng
Một số triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp háng
  • Teo cơ: Vùng mông có dấu hiệu bị teo cơ khi người bệnh bị thoái hóa khớp háng.
  • Biến dạng khớp: Chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu bị biến dạng sau khi bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng ở mức độ nặng.
  • Vận động khó khăn: Người bệnh  thoái hóa khớp háng thường vận động rất khó khăn hoặc mất khả năng vận động do chỏm khớp bị biến dạng và gai xương hình thành.

Hậu quả do bệnh thoái hóa khớp háng gây ra

Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, nhất là bệnh thoái hóa khớp háng, nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời sẽ rất dễ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Dưới đây là một số hậu quả của bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh cần phải biết để nhanh chóng tiến hành điều trị bệnh kịp thời.

Hậu quả của bệnh thoái hóa khớp háng
Bệnh thoái hóa khớp háng khiến người bệnh bị mọc thêm gai xương và khó khăn trong vận động
  • Mọc thêm gai xương: Ở một giai đoạn nào đó của bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh sẽ bị mọc thêm gai xương. Khi tiến hành chụp X quang, người bệnh sẽ nhận thấy các gai xương hình thành rõ rệt.
  • Phù nề quanh khớp: Khi khớp háng bị thoái hóa, xung quanh khớp sẽ rất dễ bị sưng, đau. Người bệnh sẽ có cảm giác khớp háng bị phù lên và gây khó khăn cho việc di chuyển.
  • Lệch trục khớp: Khớp háng rất dễ bị lệch trục khi bị thoái hóa. Khi lớp sụn bị bào mòn, phần xương sẽ nhanh chóng bị đẩy ra sang một bên và gây lệch trục.
  • Thoát vị hoạt dịch: Chất dịch trong khớp háng nhanh chóng bị thoát ra ngoài và sưng phù lên. Điều này sẽ khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng vì chất dịch đã bị thoát ra ngoài còn hai đầu xương bên trong thì bị  thiếu chất dịch.
  • Mất khả năng vận động: Người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ bị mất khả năng vận động và không thể di chuyển, đi lại được.

3 cách chữa bệnh thoái hóa khớp háng

Hiện nay có nhiều cách chữa thoái hóa khớp háng như dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm kết hợp với các bài luyện tập, phương pháp phẫu thuật, dùng thuốc đông y, thuốc nam,… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, người bệnh có thể tiến hành điều trị bệnh theo phương pháp phù hợp nhất.

I. Chữa bệnh thoái hóa khớp háng theo tây y

Hiện tại, ngành y đang không ngừng phát triển với các loại máy móc và phương pháp điều trị bệnh. Với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng nhiều cách khác nhau. Điều trị thoái hóa khớp háng bằng Tây y thường chú trọng ở việc sử dụng thuốc uống (điều trị nội khoa) và phẫu thuật.

# Điều trị nội khoa

Phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng cách sử dụng thuốc Tây được nhiều người áp dụng với mong muốn nhanh chóng làm giảm được các triệu chứng đau nhức, khó chịu của bệnh. Các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát căn bệnh này là thuốc kháng sinh và kháng viêm. Những loại thuốc này được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng ở mức độ nhẹ (tức bệnh mới khởi phát).

Điều trị bệnh thoái hóa khớp háng bằng thuốc Tây
Thuốc Tây điều trị bệnh thoái hóa khớp háng

Một số loại thuốc Tây được sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp háng như: thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau paracetamol,  thuốc giãn cơ, thuốc tiêm trực tiếp, thuốc bôi ngoài da Voltaren Emugel.

# Phẫu thuật

Phẫu thuật là giải pháp cho bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng ở mức độ nặng. Có thể nói, đây là niềm hy vọng cuối cùng cho những người mắc phải căn bệnh này. Thông thường, chỉ những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng đã áp dụng cách chữa trị bệnh bằng thuốc nhưng không khỏi hoặc chỏm xương đùi bị biến dạng mới được bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật chữa bệnh thoái hóa khớp háng
Chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng phẫu thuật

Vốn dĩ việc phẫu thuật luôn tiềm ẩn một số biến chứng phức tạp như hôn mê, đông máu, bất tỉnh,… nên người bệnh cần phải thận trọng trước khi tiến hành thực hiện. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý, phải tiến hành kiểm tra thật kỹ trước khi phẫu thuật để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

II. Chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng các bài thuốc dân gian

Trong đó, rất nhiều người bệnh tìm đến sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để trị bệnh. Với ưu điểm thảo dược tự nhiên lành tính, có thể dùng điều trị bệnh lâu dài mà không gây tác dụng phụ nên các bài thuốc được sử dụng phổ biến.

Để điều trị thoái hóa khớp háng, ta thường dùng các vị thuốc thảo dược như đỗ quy, ngưu tất, phồng phong, độc hoạt, tang ký sinh, quế chi hay đỗ phong,… Các vị thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ngăn chặn quá trình lão hóa khớp, nhất là sinh ra dịch nhầy khớp để làm giảm sự bào mòn và ngăn chặn bị phá hủy sụn khớp.

1/ Chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng mật ong và bột quế

Quế là một trong những vị thuốc quý dùng trong điều trị bệnh đau xương khớp rất tốt. Vì có chứa thành phần có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh mẽ. Dùng quế kết hợp với mật ong là bài thuốc có tác dụng làm giảm viêm khớp háng, sưng đau.

Chữa thoái hóa khớp háng bằng mật ong và bột quế
Mật ong và bột quế chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả

Cách dùng như sau: Bạn lấy 1 muỗng bột quế pha với nước ấm để uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả.

2/ Chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng cây cỏ xước

Trong đông y, cây cỏ xước được gọi là ngưu tất, có vị đắng, chua, tính bình có tác dụng thông huyết, tiêu ứ, mạnh gân cốt giúp làm giảm đau, bảo vệ xương khớp và chống thoái khóa khớp xương.

Người bệnh có thể dùng cây cỏ xước độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc thảo dược khác để làm bài thuốc trị thoái hóa khớp háng như sau:

Chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng cây cỏ xước
Cây cỏ xước chữa – Thảo dược chữa bệnh thoái hóa khớp háng

– Dùng cỏ xước khô tiến hành nấu với khoảng 500ml nước. Bạn nấu cho đến khi còn lại 300ml thì lấy nước uống ngày 1 – 2 lần. Khi uống, thuốc sẽ có vị đắng nên người bệnh có thể chia nhỏ ra để uống nhiều lần.

– Dùng cây cỏ xước kết hợp với các vị thảo dược như ké đầu ngựa, rễ cây Nhàu, Thổ Phục Linh,… bào chế thành bài thuốc trị thoái hóa khớp rất hiệu quả và an toàn.

3/ Chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng hạt bo bo ngâm rượu

Theo kinh nghiệm dân gian dùng hạt bo bo ngâm rượu chữa thoái hóa khớp háng có tác dụng làm giảm đau, nhức mỏi khớp rất tốt. Đồng thời, cách sử dụng bài thuốc lại rất đơn giản.

Hạt bo bo chữa thoái hóa khớp háng
Chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng hạt bo bo

Trước tiên, bạn đem hạt bo bo rang cho vàng, đừng để bị cháy, cho bo bo vào một túi vải sạch và ngâm chúng với 1 lít rượu trắng ngon. Ngâm sau một thời gian thì đem ra uống mỗi ngày chừng 10-20ml. Hãy kiên trì thực hiện để có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

4/ Chữa bệnh thoái hóa khớp háng bằng tỏi

Cũng như hạt bo bo, dùng tỏi ngâm rượu điều trị thoái hóa khớp háng rất hiệu nghiệm. Bạn lấy khoảng 40g tỏi, bóc sạch vỏ rồi cắt thành từng lát nhỏ. Sau đó cho tỏi vào một chiếc bình thủy tinh, đổ 100 ml rượu trắng ngon khoảng 40 độ vào ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được. Hoặc có thể ngâm càng lâu càng tốt cho tới khi rượu ngâm chuyển sang màu vàng nghệ thì bắt đầu dùng. Trong khi ngâm bạn nên thường xuyên lắc bình.

Sử dụng củ tỏi chữa thoái hóa khớp háng
Nhiều người sử dụng củ tỏi chữa thoái hóa khớp háng

Dùng rượu tỏi để uống vào mỗi buổi sáng khoảng 20 giọt rượu tỏi, buổi tối trước khi ngủ thì uống 40 giọt sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh rất tốt, giúp giảm đau và ngăn chặn thoái hóa khớp.

Ngoài ra trong dân gian còn dùng rượu tỏi để xoa bóp chữa đau nhức xương khớp, chữa viêm xoang,… rất hiệu nghiệm.

III. Điều trị thoái hóa khớp háng bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là một cách giúp người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp háng rất tốt. Đây được xem là phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng và dễ dàng cải thiện bệnh thoái hóa khớp háng hiệu quả.

Chữa thoái hóa khớp háng bằng đèn chiếu hồng ngoại
Sử dụng đèn chiếu hồng ngoại chữa bệnh thoái hóa khớp háng

Hiện tại có rất nhiều bài tập vật lý trị liệu được áp dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp háng. Trong đó, một số bài tập như tập cử động khớp, tập sức căng của cơ, dùng nhiệt, sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại,… được áp dụng sau khi người bệnh tiến hành phẫu thuật.

Chiếu tia hồng ngoại là cách được rất nhiều người bệnh thực hiện bởi những tác dụng vượt trội của nó. Chỉ cần sử dụng đèn chiếu kết hợp với một số kỹ thuật do bác sĩ hoặc kỹ thuật viên thực hiện, người bệnh dễ dàng kiểm soát được bệnh thoái hóa khớp háng.

Khi điều trị thoái hóa khớp háng, bạn cần lưu ý những điều này

Song song với việc áp dụng các bài thuốc điều trị nêu trên, người bệnh thoái hóa khớp háng được khuyên cần thực hiện phối hợp với các biện pháp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Những việc làm dưới đây cần được thực hiện tốt để có tác dụng thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng:

Tập yoga chữa thoái hóa khớp háng
Yoga giúp người bệnh kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp háng hiệu quả
  • Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì để tránh cho hệ xương khớp bị quá tải do bị đè nặng lên khớp háng, khớp gối và cột sống.
  • Không làm việc nặng quá sức, nhất là khuân vác nặng. Hạn chế vận động quá nhiều, nhất là những cử động có ảnh hưởng tới khớp háng.
  • Không ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu, ngồi xổm.
  • Tránh các chấn thương gãy cổ xương đùi, trật khớp háng.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega 3 tốt cho hệ xương khớp giúp cung cấp dưỡng chất tăng cường chức năng và phục hồi sụn khớp.
  • Hạn chế uống bia, rượu vì uống nhiều bia, rượu có thể gây hoại tử chỏm xương đùi. Không lạm dụng corticoide.
  • Tập đều đặn vào buổi sáng các bài khởi động khớp hay chơi thể dục thể thao ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng tốt cho khớp và cho cả nhiều cơ quan khác như tim mạch, hô hấp.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được các cách điều trị bệnh thoái hóa khớp háng. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp háng thì cách tốt nhất bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Biên soạn: Thu Trúc

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 12:49 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger