Người bị viêm khớp cổ chân nên ăn và kiêng ăn gì?

Để kiểm soát tình trạng sưng đau do bệnh viêm khớp cổ chân gây ra, ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì
Nên ăn gì và kiêng gì khi bị viêm khớp cổ chân để cải thiện triệu chứng?

Nên ăn gì khi bị viêm khớp cổ chân?

Những người bị viêm khớp cổ chân sẽ thường xuyên gặp phải các tình trạng đau nhức, tê bì. Triệu chứng sẽ tồi tệ hơn khi các phản ứng viêm có xu hướng phát triển. Thực chế cho thấy, ngoài việc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ thì bổ sung những thực phẩm có lợi cũng sẽ góp phần cải thiện triệu chứng.

Người bị viêm khớp cổ chân nên chú ý cung cấp cho cơ thể những nhóm thực phẩm dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh.

1. Các loại cá béo

Cá béo là nhóm thực phẩm có hàm lượng Omega-3 rất dồi dào. Đây chính là thành phần có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm, kháng khuẩn và giảm sưng.

Bên cạnh đó, Omega-3 trong cá béo còn hỗ trợ cho quá trình điều tiết dịch khớp. Điều này giúp khớp cổ chân linh hoạt hơn khi vận động và giảm thiểu hiện trạng khô cứng khớp.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Omega-3 còn đem lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của bạn. Nhờ khả năng chống oxy hóa, thành phần này sẽ giúp cho sụn khớp và mô tế bào nhanh chóng được hồi phục hơn.

Sau đây là một số loại cá béo rất giàu Omega-3 bạn nên bổ sung:

  • Cá mòi
  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá ngừ
  • Cá thu

Mỗi tuần tốt nhất bạn nên ăn khoảng 2 – 3 bữa cá để hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp cổ chân được tốt hơn.

2. Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là nhóm thực phẩm đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như sức khỏe xương khớp. Hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất rất dồi dào trong nhóm thực phẩm này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn tham gia vào quá trình chống oxy hóa.

ăn gì khi bị viêm khớp cổ chân
Rau bina là loại rau xanh được khuyến khích ăn khi đang bị viêm khớp cổ chân

Nhiều loại rau củ còn có tác dụng rất tốt trong việc chống lại các phản ứng viêm:

  • Bông cải xanh: Có chứa Sulforaphane là một chất chống oxy hóa cực mạnh. Chất này vừa giúp ức chế các chất gây viêm, vừa ngăn chặn các enzyme phá hủy khớp. Từ đó giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng mà bệnh viêm khớp cổ chân gây ra.
  • Rau bina: Có chứa làm lượng lớn Magie giúp giảm sưng viêm và cải thiện tình trạng đau nhức mà các vấn đề xương khớp gây ra.
  • Hành tây: Trong loại thực phẩm này có chứa rất nhiều hoạt chất Quercetin. Đây là một loại flavonoid có tính kháng viêm mạnh mẽ.

Bên cạnh rau xanh thì nhiều loại trái cây cũng có tác dụng tốt trong việc kháng viêm và chống lại gốc tự do trong cơ thể. Trái cây là nhóm thực phẩm không chỉ giàu chất chống oxy hóa mà còn chứa các thành phần giảm viêm tự nhiên như Flavonoid, Anthocyanin.

Ngoài ra, trái cây còn là nguồn cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào cho cơ thể. Giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe. Người bị viêm khớp cổ chân nên ăn các loại quả như lựu, dâu tây, việt quất, mâm xôi, cam…

3. Gừng, tỏi, nghệ

Nhóm thực phẩm này không chỉ giúp gia tăng hương vị cho các món ăn mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân viêm khớp cổ chân. Bởi nhóm thực phẩm gia vị này có chứa nhiều chất kháng viêm mạnh mẽ, điển hình là Quercetin, lưu huỳnh.

Trong gừng còn có chứa Volinamion. Đây là một hoạt chất có tác dụng giảm đau, đồng thời tăng cường tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Hàm lượng Curcumin dồi dào trong nghệ được nhiều nghiên cứu công nhận có tác dụng tương tự một loại thuốc kháng viêm.

Hợp chất Disulfide diallyl được tìm thấy ở tỏi lại có tác dụng ức chế quá trình sản xuất một số loại enzyme khiến sụn khớp bị phá hủy. Bên cạnh đó, chất Allicin có trong tỏi lại được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm tại các khớp, trong đó có khớp cổ chân.

4. Dầu Ô liu

Dầu Ô liu có chứa một hàm lượng lớn hoạt chất Oleocanthal. Hoạt chất này được biết tới với tác dụng kháng viêm, giảm đau. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá Oleocanthal là một loại kháng sinh tự nhiên tương tự như thuốc chống viêm không steroid.

viêm khớp cổ chân nên ăn gì
Thay vì dùng mỡ động vật, người bệnh viêm khớp cổ chân nên dùng dầu Ô liu

Bên cjanh đó, trong dầu Ô liu còn chứa các Polyphenols và Omega-3 dồi dào. Các thành phần này sẽ giúp cải thiện triệu chứng sưng đau của bệnh viêm khớp cổ chân. Đồng thời hỗ trợ cho quá trình hồi phục mô tế bào và sụn khớp đang bị tổn thương.

Bị viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm hữu ích thì có không ít nhóm thực phẩm sẽ kích thích phản ứng viêm phát triển. Và chúng sẽ khiến cho triệu chứng bệnh thêm nặng nề và nghiêm trọng.

Để hỗ trợ điều trị được tốt hơn, người bệnh viêm khớp cổ chân nên kiêng những nhóm thực phẩm dưới đây:

1. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Việc dung nạp nhiều đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Lượng chất béo bão hòa có trong nhóm thực phẩm này sẽ kích thích sản xuất nhiều enzyme gây viêm. Điều này lý giải vì sau sau những bữa ăn có nhiều đồ chiên xào, tình trạng sưng đau ở bệnh viêm khớp cổ chân có xu hướng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Thừa cân sẽ khiến cho hệ thống xương khớp nói chung và khớp cổ chân nói riêng phải chịu đựng rất nhiều áp lực. Vấn đề này không chỉ làm phát sinh các cơn đau mà còn cản trở lớn cho quá trình điều trị.

Thêm nữa, lượng chất béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này còn làm tăng cholesterol máu, có thể gây tắc nghẽn động mạch rất nguy hiểm.

2. Thực phẩm tinh chế, lúa mì, yến mạch

Các loại thực phẩm tinh chế như khoai tây trắng, gạo trắng… có chứa làm lượng lớn Glycemic. Chất này không chỉ kích thích quá trình phát triển của phản ứng viêm mà còn làm tăng nguy cơ béo phì.

Còn lúa mì hay yến mạch vẫn thường được biết đến là nhóm thực phẩm lành mạnh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi đang bị viêm khớp cổ chân thì lại nên loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn. Bởi lúa mì, lúa mạch hay yến mạch đều chứa nhiều Gluten. Đây là một thành phần gây nên tình trạng viêm ở các khớp xương. Mức độ viêm sẽ nghiêm trọng hơn ở những người có cơ địa kém dung nạp Gluten.

3. Rượu bia và thuốc lá

Cả rượu bia và thuốc lá đều chứa rất nhiều các thành phần kích thích. Đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các phản ứng viêm và khiến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn.

kiêng gì khi bị viêm khớp cổ chân
Hãy nói không với thuốc lá nếu bạn đang sống chung với bệnh viêm khớp cổ chân

Ngoài ra, nếu sử dụng rượu bia thường xuyên còn khiến cho mạch máu tổn thương. Điều này ngăn cản quá trình lưu thông máu, khiến cho hồng cầu và oxy không thể tuần hoàn đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Như vậy, các tế bào và sụn khớp bị tổn thương sẽ rất khó lành.

4. Một số loại rau

Ít người nghĩ rằng, rau lại có thể xuất hiện trong danh sách những thực phẩm cần hạn chế khi bị viêm khớp cổ chân.

Khi đang sống chung với căn bệnh này, bạn không nên ăn một số loại rau củ như:

  • Cà tím
  • Ớt chuông
  • Khoai tây
  • Cà chua
  • Măng

Bởi các loại rau được đề cập trên đây có chứa hàm lượng tương đối lớn Solanine. Đây chính là một loại hợp chất gây ra các phản ứng bất lợi đối với bệnh viêm khớp cổ chân.

5. Đồ ăn chế biến sẵn

Đồ ăn chế biến sẵn cũng là một trong những nhóm thực phẩm mà bệnh nhân viêm khớp cổ chân nên kiêng. Chúng không chỉ chứa hàm lượng lớn muối, đường, chất phụ gia mà còn chứa rất nhiều chất bảo quản.

Đây đều là những thành phần khiến cho phản ứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, thức ăn chế biến sẵn còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình kiểm soát cân nặng. Bạn nên hạn chế sử dụng đồ hộp, pizza, thịt xông khói, xúc xích… để có quá trình điều trị bệnh được tốt hơn.

Bạn nên thực hiện tốt việc kết hợp giữa ăn uống lạnh mạnh và phương pháp điều trị chuyên sâu để bệnh viêm khớp cổ chân nhanh chóng được cải thiện. Thêm vào đó hãy luôn chú trọng đến việc tập luyện, cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi để luôn giữ cho xương khớp chắc khỏe.

Cập nhật lúc 15:29 - 20/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger