Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không nên chủ quan

Theo con số thống kê của Bộ Y tế, có đến 30 % trẻ em mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và thường gặp phải ở đối tượng từ 5 – 7 tuổi. Hầu hết trẻ em khi mắc phải căn bệnh này thường có triệu chứng đau nhức, khó chịu ở tay, các khớp trở nên cứng dần và gây khó khăn trong vận động, thậm chí trẻ bị teo cơ, biến dạng khớp, tàn tật suốt đời,… Đã đến lúc, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh viêm khớp dạng thấp và không nên chủ quan với căn bệnh này.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em – Căn bệnh không nên chủ quan

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là bệnh viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mạn tính, kết hợp với một số biểu hiện ngoài khớp. Về bản chất, bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em giống viêm khớp dạng thấp ở người lớn nhưng khác ở kiểu phản ứng lâm sàng.

Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh được nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Một số người cho rằng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là căn bệnh mang tính chất tự miễn trong hệ thống miễn dịch. Khi bị viêm khớp dạng thấp, trẻ thường gặp phải một số dấu hiệu như cứng khớp vào buổi sáng, đau nhức trong các khớp, mỏi tay, chân,…

TS.BS Lê Thị Minh Hương, Trưởng khoa miễn dịch- dị ứng- khớp của bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có 3 thể lâm sàng:

# Thể viêm ít khớp:

Thể viêm ít khớp gây đau nhức ở tay cho trẻ

Thông thường sẽ có dưới 4 khớp bị ảnh hưởng. Các tổn thương ban đầu có thể xảy ra với các khớp lớn như khớp gối, cổ chân, khuỷu, cổ tay. Thể viêm khớp này thường có diễn biến nhẹ và có thể điều trị được bằng thuốc chống viêm non-steroid. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải các biến chứng như viêm mống mắt và tình trạng chân bên bệnh dài hơn chân bên lành, khiến trẻ đi lại khập khiễng.

# Thể viêm đa khớp:

Tổn thương từ 4 khớp trở lên và gây tình trạng sốt nhẹ kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, sút cân ở trẻ. Thể viêm khớp này kéo dài 6 tháng. Trẻ gặp phải triệu chứng ở khớp như sưng đau, phù nề, có thể tràn dịch khớp gối. Các khớp thường gặp như khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu,… và có tính chất đối xứng.

Thể viêm đa khớp khiến trẻ bị đau nhức khớp gối

Thể viêm đa khớp là thể nặng nhất, do số lượng khớp viêm và tiến triển nặng nề. Bệnh kéo dài có thể gây biến dạng khớp, teo cơ và tàn phế. Điều trị viêm khớp dạng thấp ở thể viêm đa khớp phải dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm theo đúng chỉ định của bác sĩ.

# Thể viêm hệ thống:

Thể viêm hệ thống khiến trẻ bị sốt

Trẻ  thường hay gặp tình trạng sốt cao kéo dài, viêm các khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu, khớp ngón ở trẻ. Các khớp viêm sưng, nóng, đau, ít đỏ, có thể tràn dịch khớp. Bệnh có thể tiến triển nhiều đợt, kéo dài vài năm. Kèm theo các biểu hiện ngoài khớp như ban đỏ ở da, tổn thương nội tạng (viêm màng ngoài tim, viêm màng bụng, màng phổi,…).

Thận trọng với những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là bệnh gặp phổ biến ở bé gái và trẻ em da trắng. Hầu hết các bậc phụ huynh điều xem bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh thông thường, dễ điều trị, bởi những triệu chứng của bệnh đôi khi chỉ thoáng qua. Thực tế, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ:

+ Vấn đề về mắt: Viêm khớp dạng thấp chưa thành niên có thể gây ra tình trạng viêm mắt cho trẻ. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ sẽ rất dễ gặp phải tình trạng đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp và thậm chí mù lòa. 

Viêm khớp dạng thấp gây biến chứng về mắt cho trẻ

+ Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ: Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể cản trở đến sự phát triển xương và sự tăng trưởng của trẻ. Một số thuốc dùng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cho trẻ chủ yếu là corticosteroid cũng có thể ức chế sự phát triển của trẻ nhỏ.

Có thể thấy, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, khi nhận thấy trẻ có một số dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, các  bậc phụ huynh không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng phức tạp có thể xảy ra.

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 01:08 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger