Lý do bị tê tay khi ngủ và cách khắc phục

Nhiều người hay bị tê tay khi ngủ nhưng thường bỏ qua vì nghĩ rằng nó không nghiêm trọng. Tuy nhiên hãy gạt bỏ suy nghĩ này và đi khám ngay vì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, đái tháo đường hay bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Bị tê tay khi ngủ – hiện tượng thường gặp

Tê tay khi ngủ là hiện tượng ai cũng có thể gặp. Bỗng nhiên một ngày, khi đang ngủ vào ban đêm hoặc ngủ giấc buổi trưa bạn cảm thấy bàn tay có cảm giác tê bì và nhức nhối khó chịu. Các ngón tay cũng tê cứng khó gập ra gập vào, trường hợp nặng có thể bị mất cảm giác hoàn toàn. Phải  mất thời gian xoa bóp một lúc cánh tay mới trở lại bình thường. Đó chính là hiện tượng tê tay khi ngủ.

Bị tê tay khi ngủ

Lý giải về nguyên nhân nhiều người hay ngủ bị tê tay, các nhà khoa học cho rằng:

  • Hiện tượng này xảy ra do não bộ gửi tín hiệu xuống làm tê liệt các chi và toàn bộ cơ thể để ngăn ngừa sự tái diễn các giấc mơ khi ngủ. Trường hợp tê tay khi ngủ này còn được gọi là liệt giấc ngủ, cánh tay chỉ bị liệt tạm thời và khi thức giấc con người vẫn có thể ý thức được nhưng không thể cử động tay giống như bị mắc kẹt trong chính cơ thể của mình.
  • Thêm một nguyên nhân tê tay khi ngủ trưa hoặc khi ngủ vào ban đêm được xem là phổ biến nhất đó chính là do nằm ngủ sai tư thế. Chẳng hạn như việc chúng ta nằm nghiêng hẳn sang trái, sang phải, hoặc ngủ gục ngay tại bàn làm việc. Tư thế này gây chèn ép vào các dây thần kinh chi phối hoạt động của cánh tay khiến tay bị tê liệt tạm thời.
  • Một số người trong lúc ngủ còn có thói quen gác tay lên trán khiến máu không được lưu thông tốt. Tình trạng tê tay có thể bắt đầu xảy ra trong giấc ngủ và kéo dài cho đến sau khi ngủ dậy nếu bạn thường xuyên duy trì những thói quen xấu trên.

Thông thường, sau khi ngủ dậy bị tê tay nhiều người chỉ cần ngồi nghỉ và xoa bóp một lúc và tay có thể hoạt động lại như bình thường. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tình trạng này kéo dài khá lâu và diễn ra thường xuyên khiến mọi sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày cần đến đôi tay bị gián đoạn. Trường hợp này bạn nên thận trọng vì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý nào đó gây ảnh hưởng đến đôi tay.

Ngủ hay bị tê tay là bệnh gì?

Hiện tượng tê tay khi ngủ được xem là một trong những biểu hiện của các bệnh lý sau:

  • Hội chứng ống cổ tay: Bệnh xảy ra khi các dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép. Cảm giác tê bì, đau nhức ở các đầu ngón tay, lòng bàn tay và khu vực cánh tay có thể xuất hiện sau khi ngủ dậy.

ngủ bị tê tay do mắc hội chứng ống cổ tay

  • Hay bị tê tay khi ngủ do mắc các bệnh lý về tim mạch: Các căn bệnh như xơ vừa động mạch, suy tim, bệnh động mạch vành… đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim tới khu vực hai bên cánh tay cũng như toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân không chỉ bị tê tay chân khi ngủ mà còn có cảm giác khó thở, trong người mệt mỏi, hay bị say xẩm mặt mày.
  • Bệnh đái tháo đường: Hiện tượng tê tay khi ngủ được xem là một biến chứng điển hình của bệnh đái tháo đường ở giai đoạn nặng.
  • Ngủ hay bị tê tay do ảnh hưởng của thoái hóa đốt sống cổ: Người mắc căn bệnh này thường có các biểu hiện như đau đầu, đau mỏi vai gáy, khó cử động ở cổ. Cơn đau có thể lan rộng sang hai bên cánh tay, xuống bàn tay kèm theo cảm giác tê bì nếu bệnh tình trở nặng.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Khi bị bệnh, nhân nhày đĩa đệm ở cột sống cổ bị thoát ra ngoài và chèn ép vào các dây thần kinh khiến người bệnh bị đau và tê bì ở vùng đầu, cổ và hai bên cánh tay.
  • Bệnh máu nhiễm mỡ: Chỉ số mỡ trong máu cao khiến cho dòng chảy của máu đến tay chậm lại. Điều này khiến cho bệnh nhân hay bị tê tay khi ngủ.

Như bạn cũng thấy hiện tượng tê tay khi ngủ do rất nhiều bệnh lý gây ra. Nếu chúng ta chủ quan bỏ quan triệu chứng này và không tìm cách khắc phục ngay từ đầu thì có thể để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe.

Cách khắc phục hiện tượng tê tay khi ngủ

Việc điều trị tê tay khi ngủ sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân tê tay khi ngủ được xác định là do mắc các bệnh lý ở trên thì bệnh nhân cần dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nhưng nếu chỉ bị tê tay vì ngủ sai tư thế thì khi ngủ nên nằm ngửa, thay đổi tư thế liên tục, lựa chọn gối nằm có chiều cao phù hợp và tránh gác tay lên trán. Để tránh bị tê tay khi ngủ trưa thì bạn nên nằm ngủ trên giường, hay trải chiếm nằm ngủ dưới sàn nếu đang làm việc ở công sở chứ không nên nằm ngủ gục trên bàn.

Ngoài ra để ngăn ngừa và khắc phục hiện tượng ngủ bị tê tay, bệnh nhân có thể áp dụng mẹo đơn giản sau:

  • Tập thể dục: Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, cột sống mà còn thúc đẩy hoạt động lưu thông máu trong cơ thể. Nhờ vậy tình trạng tê tay khi ngủ sẽ thuyên giảm.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp chống đông máu và hỗ trợ cho hoạt động lưu thông máu đến các chi, đặc biệt là cho đôi tay.

Sau khi ngủ dậy bị tê tay nên uống nhiều nước

  • Tắm bằng nước ấm: Để hiện tượng tê tay không tái diễn khi ngủ thì thì bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm hàng ngày.  Đặc biệt là trong mùa lạnh, bạn càng nên tắm bằng nước ấm bởi nhiệt độ thấp các tế bào sẽ bị co lại gây cản trở lưu thông máu.
  • Xoa bóp tay: Thường xuyên xoa bóp cho đôi tay, nhất là sau khi làm việc nhiều với đôi tay sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng bị tê tay khi ngủ.
  • Ngâm tay chân vào nước ấm: Đây là liệu pháp rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho người bị tê tay chân. Nó sẽ giúp giữ ấm cơ thể, đẩy mạnh hoạt động lưu thông máu và giúp bạn có một giấc ngủ trọn vẹn. Chúng ta có thể ngâm tay chân vào nước muối hay nước gừng, nước trà xanh. Chú ý chỉ nên dùng nước ấm để ngâm nhằm tránh bị bỏng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các thực phẩm có nhiều magie như chuối, bơ, đậu nành, socola đen, lúa mì, hạnh nhân, rau chân vịt… sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi chứng tê tay khi ngủ.

Như vậy để khắc phục hiện tượng bị tê tay khi ngủ không khó. Quan trọng là bạn cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý cho phù hợp.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 15:33 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger