Nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ và cách khắc phục
Hội chứng chân không nghỉ là là căn bệnh rối loạn thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và tác động xấu đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ này? Để biết câu trả lời, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin sau đây.
Thế nào là hội chứng chân không nghỉ ?
Hội chứng chân không nghỉ (Restless Legs Syndrome – RLS) là một dạng rối loạn thần kinh khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau nhói, tê rần, bồn chồn khó chịu trong cơ bắp ở tay hoặc chân khi ở yên một chỗ hoặc khi ngủ và buộc phải cử động cơ thể bằng cách di chuyển tay chân, đi vòng quanh… để chấm dứt những cảm giác khó chịu này. Vì bệnh ảnh hưởng trực tiếp trên tay hoặc chân nên được gọi là hội chứng chân không nghỉ.
Những biểu hiện thường gặp của hội chứng chân không nghỉ
Những cảm giác khó chịu mà người bệnh thường phải chịu đựng khi mắc phải hội chứng này là ngứa ran, căng kéo, đau nhức chân, tê rần, nóng, khó chịu, buồn chồn…ở cánh tay, bắp chân, bắp đùi, bàn chân.
* Những đặc điểm chung của các triệu chứng này là:
– Xảy ra khi người bệnh nằm, ngồi yên, không hoạt động.
– Mong muốn cử động: các triệu chứng chỉ giảm khi người bệnh cử động, do đó người bệnh thường có mong muốn lắc chân, đi lại để chống lại cảm giác khó chịu.
– Buổi tối là khoảng thời gian xuất hiện các triệu chứng rõ ràng và thường xuyên nhất.
– Khi ngủ, chân co duỗi theo chu kỳ lặp đi lặp lại nhưng người bệnh lại không biết mình đang làm gì. Nếu bệnh nặng, tình trạng này còn xảy ra khi người bệnh đang thức, thường gặp nhất ở những người cao tuổi, làm gián đoạn giấc ngủ.
– Khó ngủ, mất ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ suy giảm.
Các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ thường không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, đơi khi các triệu chứng này cũng có thể biến mất trong một thời gian.
Nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ
- Do di truyền:
Qua các nghiên cứu, người ta nhận thấy, các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ thường xảy ra ở những người trong gia đình có nhiễm sắc thể chứa gen liên quan đến hội chứng này.
- Mất cân bằng hóa chất dopamin ở não:
Dopamin có chức năng dẫn truyền kiểm soát các cử động ở cơ. Khi mất cân bằng dopamin có thể gây ra các cử động không tự chủ gây ra hội chứng chân không nghỉ, gây tê tay chân, đau nhức….
- Phụ nữ mang thai:
Ở những phụ nữ đang mang thai hoặc nội tiết tố thay đổi tạm thời thường xuất hiện các triệu chứng của bệnh khá nặng, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, hầu hết sau khi sinh khoảng 1 tháng các triệu chứng này sẽ chấm dứt.
- Một số yếu tố khác có thể liên quan đến hội chứng chân không nghỉ:
– Các căn bệnh mạn tính như tiểu đường, suy thận, các bệnh lý thần kinh ngoại biên.
– Thiếu sắt thường khiến các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn. Thiếu sắt thường gặp ở những người ra nhiều kinh nguyệt, có tiền sử chảy chảy máu dạ dày hoặc ruột…
– Sử dụng các thuốc chống nôn, chống rối loạn thần kinh.
– Căng thẳng, stress, thiếu ngủ, mất ngủ thường khiến bệnh tiến triển nặng.
– Chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều rượu…có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ ở một số người.
Người bị mắc hội chứng chân không nghỉ có thể là bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em đến người lớn, nam giới đến phụ nữ. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm nhưng đòi hỏi phải điều trị lâu dài, thậm chí là suốt đời nếu chúng ta không có những nhận thức đúng đắn về căn bệnh.
Cách khắc phục hồi chứng chân không nghỉ
Để điều trị hội chứng chân không nghỉ, người bệnh vẫn có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi các thói quen, chế độ ăn uống không phù hợp, chăm sóc giấc ngủ kết hợp với các phương pháp rèn luyện sức khỏe như massage chân, đi bộ, thiền, yoga,…
1. Dùng thuốc điều trị bệnh chân không nghỉ
Thực tế, không phải ai mắc hội chứng chân không nghỉ cũng phải dùng thuốc điều trị. Điều này là không cần thiết nếu triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng và không gây quá nhiều ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc như:
- Thuốc sắt: Sau khi làm xét nghiệm máu, nếu xác định nguyên nhân gây bệnh chân không nghỉ là do thiếu sắt thì bệnh nhân cần uống bổ sung thuốc sắt. Mặc dù đây chỉ là thuốc bổ nhưng cũng cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ bởi việc bổ sung quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, xám da, tiểu đường, ung thư gan…
- Thuốc an thần: Bao gồm Razapam, Klonopin, Halcion… và nhiều loại thuốc khác. Nhóm thuốc này giúp bệnh nhân bớt lo lắng, ngủ sâu và ngon giấc hơn
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, ibuprofen…
- Pramipexol: Loại thuốc điều trị bệnh Parkison này cũng tỏ ra có hiệu quả đối với một số bệnh nhân mắc hội chứng chân không nghỉ. Thuốc giúp khôi phục lại trạng thái cân bằng của nồng độ chất dopamin trong não, từ đó làm giảm cử động của đôi chân vào ban đêm.
- Các thuốc điều trị bệnh lý có liên quan: Thuốc hạ áp, thuốc chữa động kinh, thuốc điều trị tiểu đường, suy thận
*** Lưu ý: Các thuốc trên có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy phụ nữ mang thai mắc hội chứng bệnh chân không nghỉ nên cẩn thận đi khám thường xuyên và chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
2. Các biện pháp tự nhiên giúp khắc phục hội chứng chân không nghỉ tại nhà
Ngoài thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo sau để làm giảm các triệu chứng của bệnh:
- Chườm nóng, chườm lạnh:
Cách này khá đơn giản nhưng giúp giảm đau chân và các cơn co giật hữu hiệu. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn hãy lấy một túi đá lạnh hoặc một cái khăn ấm chườm lên chân sẽ thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.
- Xoa bóp bàn chân:
Thường xuyên xoa bóp chân sẽ kích thích lưu thông máu, giúp các dây thần kinh ở chân được thư giãn. Khi thực hiện bạn nên chú ý mát xa kỹ ở phần cổ chân và bắp chân.
- Tập thể dục:
Tập thể dục luôn là liệu pháp được khuyến khích áp dụng để tăng cường sức khỏe, ngay cả khi bạn không bị bệnh. Nghiên cứu cho thấy người mắc hội chứng chân không nghỉ nếu đều đặn bỏ ra 30 phút tập các bài đơn giản như đi bộ, yoga, đánh cầu lông hay đạp xe đạp mỗi ngày sẽ cải thiện được đáng kể các triệu chứng của căn bệnh này.
Trong quá trình điều trị hội chứng chân không nghỉ, bệnh nhân cần lưu ý kiêng dùng các chất kích thích, ưu tiên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất sắt ( thịt bò, rau dền, sò huyết….) nếu bị thiếu máu. Đồng thời cần ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh để đầu óc căng thẳng để mau chóng thoát khỏi bệnh.
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM
E có triệu chứng khi ngồi yên giống như có con gì đó nhúc nhích trong chân dạo gần đây hình như xuất hiện ở bung,tay bắp đùi..bệnh xẩy ra lúc tháng 11 năm 2015.triệu chứng kèm theo ,lúc mới bị mệt mỏi,hoa mắt,chóng mặt,đau nhói ,nóng đầu gối,ngứa khắp người,tê chân tay.không biết e có pải bị bệnh này không?mong mọi người giúp đỡ
Tóm lại là kon có thuốc chữa hả add
tôi trước cũng bị bệnh tê bì chân tay , và mắc chứng chân tay buồn bực và như bị run sau tôi điều trị bằng bài thuốc này khỏi nè cả nhà .
http://www.benhcoxuongkhop.net/chua-benh-phong-te-thap-bang-thuoc-nam.html
bác liên làm ơn cho em xin địa chỉ và ssđt chỗ bác điều trị với được ko ạ ? mẹ em bị bệnh này mà chạy chữa khắp cả rồi mà vẫn không khỏi