Vì sao bà bầu bị đau xương mu khớp háng khi mang thai?

Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường xuyên có dấu hiệu đau xương mu khớp háng. Những cơn đau thường xuyên xuất hiện khiến các mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, có thể suy nhược và rất khó khăn trong việc vận động. Vậy vì sao bà bầu bị đau xương mu khớp háng khi mang thai? Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể khiến mẹ bầu mắc phải tình trạng này.

Vì sao bà bầu bị đau xương mu khớp háng khi mang thai?

Vì sao bà bầu bị đau xương mu khớp háng khi mang thai?

Với các mẹ bầu mang thai, trọng lượng cơ thể bị thay đổi nhanh chóng. Kèm theo đó, sức khỏe của mẹ bầu cũng gặp phải không ít rắc rối. Đau xương mu khớp háng là tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu mang thai. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức ở phần xương mu. Cơn đau lan sang cả khớp háng và xuống phần chân. Căn bệnh khiến mẹ bầu khó khăn trong việc vận động và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây 4 nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị đau xương mu khớp háng khi mang thai.

1/ Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng gây chèn ép vùng xương chậu

Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng gây chèn ép vùng xương chậu

Xương chậu là một trong những bộ phận khá quan trọng, giúp hỗ trợ sự phát triển vượt trội của thai nhi. Khi thai nhi lớn dần cũng đồng nghĩa với việc vùng xương chậu bị giãn ra hết cỡ để nâng đỡ phần trên cơ thể của mẹ bầu. Càng về những tháng cuối cùng, phần xương chậu sẽ càng mở rộng và kéo căng dây chằng. Lúc này, các bộ phận như xương mu, khớp háng bị kéo dãn nhiều và gây ra tình trạng đau xương mu khớp háng ở mẹ bầu. Nếu các mẹ bầu càng di chuyển nhiều thì tình trạng đau nhức ngày càng tăng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

2/ Sự thay đổi cấu trúc của khớp háng khi mang thai

 Sự thay đổi cấu trúc của khớp háng khi mang thai

Bất cứ mẹ bầu nào mang thai cũng có sự thay đổi cấu trúc phần xương khớp háng, nhất là vị trí giải phẫu của cơ quan nội tạng trong khoang chậu. Xương mu và khớp háng là hai bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình liên kết của cấu trúc xương chậu. Chính vì thế, khi bộ phận này thay đổi sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu ở xương mu, khớp háng.

3/ Mẹ bầu có tiền sử bị tổn thương ở vị trí xương mu, khớp háng

Nếu trước đây mẹ bầu đã có tiền sử mắc phải một số căn bệnh liên quan đến xương mu và khớp háng như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, thoát vị đĩa đệm vùng chậu,… Những bệnh lý này sẽ khiến đĩa đệm bị thoát vị, gây ra tình trạng tổn thương khớp và rất dễ khiến mẹ bầu mắc phải tình trạng đau nhức xương mu, khớp háng khi mang thai. Lúc này, cơ thể mẹ bầu sẽ phải chịu thêm một trọng lượng lớn từ thai nhi, sẽ khiến tình trạng tổn thương càng thêm nghiêm trọng. Chính vì thế, mẹ bầu khi mang thai nên chú ý đến vấn đề này.

4/ Thai nhi quay đầu

Thai nhi quay đầu

Thường vào những tháng cuối của thai kỳ, đầu thai nhi bắt đầu quay đầu xuống thấp. Lúc này, cơ thể của người mẹ sẽ nhanh chóng tiết ra hormone relaxin và progesterone khiến xương chậu giãn nở nhiều hơn theo kích thước thai nhi, để chuẩn bị cho việc sinh nở. Bên cạnh đó, hệ thống dây chằng cũng bị kéo căng theo gây ra các triệu chứng ê mỏi vùng xương chậu và xương mu, đau mỏi vùng háng và bẹn.

5/ Mẹ bầu bị thiếu canxi

Mẹ bầu mang thai nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể thì sẽ rất dễ gây ra tình trạng thiếu hụt canxi trầm trọng. Đó là lí do vì sao, khi thai nhi càng lớn, vùng xương chậu càng bị căng giãn sẽ khiến các mẹ càng cảm thấy đau nhiều hoặc thậm chí là đau dữ dội ở xương mụ và xương khớp háng cho đến khi sinh.

6/ Mẹ bầu vận động nhiều và thường xuyên làm việc nặng

Mẹ bầu vận động nhiều và thường xuyên làm việc nặng

Thực tế, một số mẹ bầu khi đã đến thời kỳ sinh nở vẫn thường xuyên làm việc nhiều và làm những công việc nặng nhọc. Việc vận động nhiều, không được nghỉ ngơi hợp lý, làm việc quá sức sẽ rất dễ khiến vùng lưng, xương chậu, xương mu, hông đùi và khớp háng bị đau nhức dữ dội.

Đau xương mu, khớp háng khi mang thai là hiện tượng rất đỗi bình thường ở các mẹ bầu. Nếu những cơn đau này đơn thuần là do sự thay đổi cấu trúc xương chậu hoặc do trọng lượng cơ thể bị tăng lên thì mẹ bầu có thể an tâm. Tình trạng này sẽ hết nếu các mẹ sinh con xong. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mắc phải căn bệnh này là do các bệnh lý khác thì hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

 → Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 01:08 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger