Triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ – Nắm chắc để phát hiện sớm

Đau nhức vùng cổ, cứng cổ, mỏi cổ, tê buốt vùng cổ,… là những triệu chứng  của bệnh thoái hóa đốt sống cổ điển hình nhất. Chỉ cần tinh ý, bạn có thể nhận biết được chúng một cách dễ dàng.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đốt sống cổ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người nghĩ rằng, bệnh thoái hóa đốt sống cổ chỉ xuất hiện ở những người già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, căn bệnh này đang dần tấn công vào những người trẻ tuổi, nhất là người làm việc tại văn phòng, trước màn hình máy tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, người bệnh rất dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. Dưới đây là các nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ, bạn đọc cần phải biết.

Lão hóa xương khớp theo thời gian
Lão hóa xương khớp theo thời gian – Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
  • Tuổi tác cao: Theo thời gian, con người sẽ nhanh chóng bước qua quá trình lão hóa. Từ khoảng 45 tuổi trở đi, quá trình thoái hóa khớp bắt đầu diễn ra và xương ở khớp cổ cũng trở nên lỏng lẻo dần, không còn được săn chắc nữa dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Chấn thương: Một số chấn thương do tai nạn hoặc chơi thể thao có thể khiến bệnh nhân đối diện với tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Lao động nặng: Những người thường xuyên mang vác vật nặng cũng sẽ rất dễ bị thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn do một số yếu tố như tư thế làm việc không đúng, tăng cân, béo phì, chế độ ăn uống không khoa học, luyện tập thể dục thể thao quá sức,…

8 triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thực tế, những triệu chứng ban đầu của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ chỉ diễn ra âm thầm và thoáng qua nên rất nhiều người chủ quan và ít quan tâm đến. Về sau, bệnh ngày càng trầm trọng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm như cứng cổ, liệt cổ, không thể cử động vùng cổ,… Do đó, nếu chẳng may gặp phải những dấu hiệu sau đây, bạn hãy thận trọng với căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

1/ Mỏi cổ, đau vùng cổ

Thời gian đầu, khi mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng mỏi cổ, cứng cổ. Kèm theo đó là hàng loạt cơn đau thường xuyên xảy ra nhưng chỉ âm ỉ, thoáng qua. Về sau, cơn đau vùng cổ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, có khi đau dữ dội, khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau mỏi vai gáy
Cổ bị đau, nhức mỏi do thoái hóa đốt sống cổ

Cơn đau nhanh chóng lan dần từ vùng sống cổ xuống bả vai và cánh tay kéo dài từ gáy sau đó lan ra tai. Một số trường hợp, bệnh nhân sẽ bị tê liệt tạm thời. Vùng cổ dễ bị mất cảm giác linh hoạt, đau buốt, khó chịu.

Những cơn đau này sẽ rất dễ khiến cho người bệnh mất ngủ, sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Cơ thể của bệnh nhân ngày càng gầy rộc đi vì những cơn mất ngủ kéo dài do bệnh đau nhức cổ gây ra.

2/ Cứng gáy, sưng ở cổ, thường xuyên bị ngáp, chóng mặt

Cứng gáy là một trong những biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ dễ nhận biết nhất. Khi tình trạng cứng gáy xuất hiện nhiều sẽ gây ra hiện tượng ngáp, chóng mặt, buồn ngủ nhưng người bệnh lại không thể nào ngủ được.

Cứng gáy, sưng cổ - Triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xuyên bị cứng gáy, chóng mặt, sưng ở vùng cổ

Khi ấn vào vùng gáy của bệnh nhân, nhất là vùng gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ sẽ có cảm giác đau nhức. Sau khi người bệnh tiến hành chụp X – quang cột sống cổ sẽ rất dễ nhận thấy tình trạng hẹp đĩa liên đốt, biến dạng thân đốt sống, có gai xương ở vùng cổ.

Nếu bệnh nhân mắc phải căn bệnh này ở mức độ nặng, các chồi xương và khối lồi do thoái hóa ở đốt sống cổ cũng sẽ nhanh chóng phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Lúc này, tủy sống cổ sẽ nhanh chóng bị chèn ép, làm xuất hiện hội chứng cổ – tủy sống và gây đe dọa sức khỏe của người bệnh.

3/ Cứng cổ sau khi ngủ dậy

Bệnh nhân thường xuyên bị cứng cổ sau khi ngủ dậy
Bệnh nhân thường xuyên bị cứng cổ sau khi ngủ dậy

Hiện tượng cứng cổ xuất hiện khi bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ. Triệu chứng này sẽ diễn ra thường xuyên, nhất là vào buổi sáng người bệnh mới ngủ dậy. Thông thường, nếu người bệnh tiến hành xoa bóp khoảng 30 phút, triệu chứng cứng cổ sẽ nhanh chóng hết. Tuy nhiên, nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ bị liệt cổ.

4/ Khó khăn trong việc xoay vùng cổ

Vì vùng cổ thường xuyên bị cứng nên bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc xoay và cử động ở vùng cổ. Đặc biệt, khi thời tiết trở trời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng cứng cổ và không thể vận động được. Các động tác ở vùng cổ sẽ rất dễ bị vướng và đau, thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc xoay cổ
Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc vận động và xoay ở vùng cổ

Nếu bệnh nhân vẫn cố tiếp tục thực hiện động tác xoay vùng cổ sẽ rất dễ bị đau nhức và vùng cổ sẽ xuất hiện tiếng kêu răng rắc. Nhiều người cảm thấy thoải mái hơn ở cổ khi nghe tiếng kêu này. Thực tế, nếu bạn vẫn cứ tiếp tục lặp lại động tác này sẽ càng khiến cho vùng cổ bị thoái hóa nhanh hơn. Nếu không tiến hành điều trị bệnh kịp thời, tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ khiến cho bệnh nhân bị liệt cổ.

5/ Đau nhức ở vùng thái dương, hai hố mắt, trán

Một trong những dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ dễ nhận biết nhất đó là tình trạng đau nhức ở vùng thái dương, trán, hai hố mắt vào buổi sáng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác tê tay, vai do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép. Kèm theo đó là tình trạng chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt.

Đau nhức ở vùng thái dương và trán
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức ở vùng thái dương, hai hố mắt và trán

Những cơn đau liên tiếp ở vùng cổ sẽ nhanh chóng lan lên đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức ở đỉnh đầu và trán. Cơn đau từ vùng gáy cũng sẽ nhanh chóng lan xuống tới bả vai và cánh tay ở một hoặc cả hai bên. Một số trường hợp, bệnh nhân bị mất đi cảm giác ở đôi tay, thậm chí cả cánh tay và bàn tay cũng có thể bị tê liệt.

6/ Liệt, mất cảm giác ở đôi tay

Bệnh nhân bị mất cảm giác của đôi tay.
Người bệnh bị liệt, mất cảm giác của đôi tay khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác bị tê bì chân tay. Đôi tay trở nên mất cảm giác và không thể cầm nắm được các đồ vật. Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân bị liệt, cứng tay, không thể nhấc tay lên, xuống được.

7/ Đau nhức vùng sau gáy, sau đầu

Khi mắc bệnh thoái hóa khớp cổ, vùng cổ ngày càng bị đau đớn và khó chịu. Lúc này, cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra vùng gáy hoặc ở mảng đầu sau. Cũng có khi, cơn đau sẽ lan sang cả vùng bên phải. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị hoa mắt, chóng mặt và suy nhược cơ thể.

Bệnh nhân bị đau nhức thường xuyên ở sau gáy
Đau nhức sau gáy – Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài ra, người bệnh còn rất dễ bị đau nhức, khó chịu ở vùng sau gáy khi gặp phải những cơn ho, hắt hơi liên tục. Do đó, người bệnh nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe, hạn chế vận động nặng, khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

8/ Sái cổ, vẹo cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng sái cổ, vẹo cổ. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết lạnh, tình trạng đau nhức vùng cổ ngày càng tăng lên. Một số trường hợp, người bệnh ngủ với tư thế không đúng sẽ rất dễ mắc phải tình trạng sái cổ, vẹo cổ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị bại liệt do thoái hóa đốt sống cổ.

Những người có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến ở nước ta. Theo thống kê có khoảng 16 triệu người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Căn bệnh này rất dễ gặp phải ở một số đối tượng nhất định. Dưới đây là những người có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Đối tượng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Người cao tuổi – Đối tượng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất cao
  • Người già: Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ gặp phải ở người cao tuổi không ngừng tăng lên qua các năm.
  • Nhân viên văn phòng: Những người thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao.
  • Công nhân, người làm việc nặng: Những người thường xuyên làm việc nặng như công nhân, nông dân rất dễ khiến cho dây thần kinh vùng cổ bị chèn ép và gây ra tình trạng thoái hóa cột sống cổ.

→ Bạn nên xem thêm: Một số công việc gây thoái hóa đốt sống cổ

Phân biệt triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ với nhóm bệnh khác

So với các nhóm bệnh khác như đau nửa đầu, viêm cổ, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có những triệu chứng riêng biệt. Người bệnh có thể nhận biết căn bệnh này với những dấu hiệu điển hình ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Trong quá trình thoái hóa đốt sống cổ, đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép nghiêm trọng vào các rễ thần kinh trong tủy sống khiến người bệnh rất dễ gặp phải những cơn đau nhức đầu, cứng ở vùng cổ.

Phân biệt thoái hóa đốt sống cổ với những căn bệnh khác
Cách phân biệt triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ với những bệnh cùng nhóm khác

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn gặp phải hiện tượng bị căng cứng cơ vùng cổ, đau lan rộng từ bả vai xuống cánh tay, đau lâu ngày gây tê bì giảm sức lực của vùng cánh tay và bàn tay.

Ngoài ra, người bệnh còn có một số dấu hiệu để có thể dễ dàng phân biệt căn bệnh này với các bệnh khác như:

  • Đau cổ khi ngồi lâu ở một tư thế
  • Các cơ vùng cổ nhanh chóng bị cứng
  • Việc xoay cổ trở nên khó khăn
  • Đau lan dây thần kinh từ cổ xuống bả vai và cánh tay.

2 phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ

Để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần tiến hành thực hiện theo một số phương pháp như sử dụng thuốc và không dùng thuốc. Cụ thể 2 phương pháp này như sau:

# Phương pháp dùng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Ưu điểm của cách điều trị này là có thể giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát bệnh và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống cổ
Sử dụng thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống cổ

Hiện tại, các loại thuốc được áp dụng để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ như thuốc giảm đau, thuốc chống thoái hóa chậm, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc tiêm,…

Tuy thuốc kháng sinh, kháng viêm có thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh nhưng chúng luôn tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên thận trọng khi tiến hành sử dụng thuốc, tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch, gan, thận,… Tốt nhất, trước khi sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn có thể sử dụng thuốc Đông y, thuốc dân gian để kiểm soát bệnh của mình. Tuy nhiên, những loại thuốc này phải được áp dụng trong khoảng thời gian dài và hiệu quả điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

# Phương pháp không dùng thuốc

So với phương pháp dùng thuốc luôn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ không dùng thuốc được nhiều người quan tâm hơn.

Sẽ có rất nhiều người thắc mắc, không sử dụng thuốc bệnh có thể khỏi hay không? Hiện tại, việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ không sử dụng thuốc được thực hiện bởi các phương pháp như xoa bóp, massage, bấm huyệt,…

Châm cứu chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp châm cứu chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Những phương pháp này được thực hiện bởi các kỹ thuật viên thông thạo tay nghề. Chỉ cần xác định đúng các huyệt đạo trên cơ thể, người bệnh đã có thể dễ dàng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu, cứng ở cơ vùng cổ,…

Hiện nay, trị liệu thần kinh cột sống cũng là phương pháp điều trị bảo tồn, được các chuyên gia y tế đánh giá cao. Ưu điểm của nó là có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ mà không phải sử dụng thuốc.

→ Bạn cần phải biết: Châm cứu có chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ

LƯU Ý:

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và cuộc sống. Để hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần chú ý thêm một số vấn đề sau đây.

  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, thường xuyên bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là canxi và các loại vitamin. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng và các chất kích thích, gây ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao bằng các bài nhẹ nhàng như xoay cổ đi bộ, bơi lội, yoga.
  • Tránh ngồi quá lâu tại một chỗ và thường xuyên massage ở vùng cổ khi làm việc. Nếu làm việc tại văn phòng, bạn có thể di chuyển, thay đổi tư thế, tránh tình trạng giữ một tư thế quá lâu.

Với 8 triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ được nêu ra ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Nếu chẳng may gặp phải bất cứ dấu hiệu nào ở trên, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa cơ – xương – khớp để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Bích Nguyễn (Tổng hợp)

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 09:11 - 18/12/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger