Rách sụn chêm: Chấn thương sụn đầu gối cần điều trị sớm

Rách sụn chêm là một trong những chấn thương rất dễ gặp, nhất là trong tai nạn giao thông và vui chơi thể thao. Bạn cần hết sức cẩn trọng, sớm thăm khám và điều trị để tránh gây ảnh hưởng xấu đến chức năng vận động của toàn bộ khớp gối.

rách sụn chêm
Rách sụn chêm là chấn thương rất dễ gặp trong quá trình vận động

Sụn chêm là gì?

Sụn chêm là hai tấm sụn có tính bền, dai và có độ đàn hồi tốt nằm lót giữa đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi. Sụn chêm có vai trò rất quan trọng, giúp phân phối lực đều lên khớp gối, đồng thời tạo sự vững chắc cho khớp. Bên cạnh đó, sụn chêm còn có tác dụng hỗ trợ việc phân bố đều dinh dưỡng sun khớp và hoạt dịch bôi trơn. Điều này giúp cho bao khớp và màng hoạt dịch không bị kẹt vào trong khe khớp.

Tuy nhiên, sụn chêm lại là mô rất dễ bị tổn thương trong quá trình vận động. Rách sụn chêm là tình trạng thường gặp trong chấn thương thể thao hay tai nạn giao thông. Sụn chêm có thể bị rách theo nhiều hình thái khác nhau như rách ngang, rách dọc, rách hình vạt, hình nan hoa hay rách phức tạp…

Nguyên nhân gây rách sụn chêm

Trong quá trình vận động, sụn chêm của bạn rất dễ bị rách. Đối với người trẻ, việc rách sụn chêm thường xảy ra đột ngột sau một chấn thương gặp phải, có thể do lao động hay do chơi thể thao. Chấn thương này diễn ra ở trạng thái đầu gối gấp, đồng thời chân bị vặn xoắn sai tư thế.

Còn đối với người già, hiện tượng rách sụn chêm thường đến cùng với quá trình thoái hóa khớp. Đôi khi, chỉ cần đứng lên đột ngột ở tư thế không thuận lợi, chân hơi vặn cũng có thể khiến cho sụn chêm bị rách. Hiện tượng rách sụn chêm ở người cao tuổi thường kèm theo tình trạng bong và mòn sụn khớp.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nguy cơ bị rách sụn chêm tăng lên. Điển hình như cân nặng, hoạt động sai tư thế, làm việc nặng, mắc các bệnh xương khớp.

Triệu chứng giúp nhận biết sớm tình trạng rách sụn chêm

Tùy vào mức độ rách nhẹ hay nặng và triệu chứng mà bạn gặp phải có thể sẽ khác biệt. Thông thường, người bệnh có thể bước đi bình thường khi vừa mới rách sụn chêm. Nhưng khoảng 2 – 3 ngày sau, khớp hối của bạn có thể sẽ sưng đau và trở nên mất linh hoạt.

Trường hợp sụn chêm rách nhỏ: 

  • Cảm giác đau nhẹ
  • Sưng khớp gối
  • Thời gian từ 2 – 3 tuần

Trường hợp sụn chêm rách trung bình:

  • Đau ở khe khớp hoặc khu vực trung tâm khớp gối
  • Sưng xuất hiện sau 2 – 3 ngày
  • Cứng khớp, khó vận động khi gấp khớp gối
  • Đau khi ngồi xổm
  • Triệu chứng có thể kéo dài 1 – 2 tuần và có nguy cơ tái phát khi vặn xoắn hoặc hoạt động khớp gối quá mức

Trường hợp sụn chêm rách lớn:

  • Sụn chêm có thể sẽ di chuyển vào bên trong khe khớp khiến kẹt khớp 
  • Khó duỗi thẳng khớp gối
  • Sưng tấy và cứng khớp sau 2 – 3 ngày

**Lưu ý: Ở người lớn tuổi, sụn chêm rách thường rất khó để phát hiện. Bởi đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đau và sưng nhẹ khi ngồi xổm hoặc khi vặn xoắn khớp gối.

Chẩn đoán rách sụn chêm

Để chẩn đoán lâm sàng hiện tượng rách sụn chêm, bác sĩ thường sẽ dùng đến nghiệm pháp Appley hoặc nghiệm pháp Mac Murray.

chấn thương sụn đầu gối
Bác sĩ có thể sử dụng nghiệm pháp Mac Murray để chẩn đoán lâm sàng rách sụn chêm
  • Với nghiệm pháp Appley: Người bệnh nằm sấp xuống giường, đầu gối gấp một góc 90 độ. Bác sĩ dẽ tiến hành ép xương chày xuống xương đùi. Sau đó sẽ tiến hành xoay xương chày ra ngoài hoặc vào trong. Nếu người bệnh cảm thấy đau thì có thể xác định dương tính với rách sụn chêm.
  • Với nghiệm pháp Mac Murray: Người bệnh nằm trên giường ở tư thế ngửa, đầu gối gấp. Bác sĩ sẽ xoay đối đa cẳng chân ra ngoài nếu muốn kiểm tra sụn chêm ngoài, vào trong nếu muốn kiểm tra sụn chêm trong. Tiếp đến, tiến hành duỗi cẳng chân của người bệnh để khớp gối được mở rộng. Nếu người bệnh cảm thấy đau hay khớp kêu lạo xạo thì nguy cơ rách sụn chêm là rất cao.

Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng.

  • Chụp cộng hưởng từ khớp gối: Bác sĩ sẽ theo dõi hình ảnh để chẩn đoán chính xác hiện tượng rách sụn chêm. Ngoài ra, hình ảnh MRI còn cho phép chẩn đoán được một số tổn thương phối hợp khác.
  • Nội soi khớp gối: Giúp chẩn đoán chính xác việc rách sụn chêm, đồng thời cho phép phát hiện được cả hình thái rách. Tuy nhiên kỹ thuật xâm lấn này chỉ nên chỉ định khi cần can thiệp điều trị.

Một số phương pháp điều trị rách sụn chêm

Tùy thuộc vào mức độ rách mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

1. Điều trị bảo tồn

Thường được áp dụng trong trường hợp sụn chêm bị tổn thương nhẹ, khớp gối còn vững, triệu chứng sưng đau chỉ thoáng qua. Một số phương pháp điều trị sau đây có thể sẽ được chỉ định:

  • Chườm đá
  • Băng chun ở khớp gối
  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động
  • Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid
  • Dùng thuốc giảm phù nề

Khi được chỉ định dùng thuốc, cần tuân thủ yêu cầu từ bác sĩ, dùng thuốc đúng liều lượng và tần suất. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều cũng như cách dùng, không ngưng thuốc khi bác sĩ chưa chỉ định.

2. Can thiệp phẫu thuật

Trường hợp sụn chêm bị rách lớn, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định can thiệp phẫu thuật:

  • Cắt một phần sụn chêm: Thường được chỉ định khi bạn bị rách sụn chêm ở khu vực mô mạch. Phẫu thuật nội soi sẽ được áp dụng để cắt bỏ phần sụn chêm bị tổn thương.
  • Cắt toàn bộ sụn chêm: Phương pháp hiện nay ít được sử dụng. Bác sĩ sẽ can thiệp nội soi để cắt hoàn toàn sụ chêm đến tận bao khớp.
  • Khâu sụn chêm thông qua nội soi: Áp dụng với loại rách dọc với chiều dàu khoảng 2cm và là rách mới không vượt quá 8 tuần. Đồng thời, vị trí rách ở vùng giàu mạch máu, khu vực tiếp xúc với bao khớp.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, chân của người bệnh cần được bất động bằng nẹp trong thời gian ít nhất 3 tuần. Trường hợp khâu sụn chêm qua nội soi có thể sẽ cần đến thời gian bất động khớp lâu hơn để sụn liền lại. Đồng thời người bệnh cần tập vận động đúng cách để nhanh chóng cải thiện biên độ hoạt động khớp và tập cơ để ngăn ngừa teo cơ.

Khớp gối là khớp lớn trong hệ thống xương khớp của cơ thể người đóng vai trò quan trọng trong mọi vận động. Chính vì thế, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ là rách sụn chêm, bạn nên nhanh chóng thăm khám để sớm điều trị, tránh các hệ lụy nghiêm trọng xảy ra.

Cập nhật lúc 16:04 - 16/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger