Bị bệnh Gút có được uống rượu vang không, uống có sao không?
Câu hỏi: “Bệnh gút có được uống rượu vang không?” hiện là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi gút là một căn bệnh nguy hiểm, nó đem đến những cơn đau nhức và làm cơ khớp dị dạng. Chuyện kiêng khem và chăm sóc bệnh nhân gút là một trong những điều hết sức quan trọng. Theo đó, vấn đề bệnh gút có được uống rượu vang không cũng cần phải tìm hiểu kĩ càng.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout xuất phát từ rượu, bia
Theo các nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên quan giữa rượu, bia và nguyên nhân hình thành gút. Bởi thói quen sử dụng bia rượu của các quý ông mỗi lần nhậu nhẹt, tiệc tùng mà theo đó, khả năng nam giới mắc bệnh gút lại cao hơn cả.
Bia: bia là thức uống đa phần được lên men từ mầm lúa mạch. Lúa mạch rất bổ dưỡng và giàu đạm, tinh bột,… Vì vậy bia rất giàu purin, mà purin lại là nhân tố dẫn đến tăng acid uric trong máu.
Khi uống bia, bạn đã nạp gấp ba lượng purin vào cơ thể so với các loại thực phẩm thông thường. Lượng acid uric đột ngột tăng cao sẽ khiến cơ thể bị “bội thực” acid uric. Thận không kịp đào thải acid uric ở dạng lỏng qua đường bài tiết sẽ hình thành lắng đọng tinh thể urat, từ đó gây ra gút.
Rượu: là “anh em” của bia, rượu cũng được xem là nguyên nhân gây gút hàng đầu hiện nay. Dù không trực tiếp làm tăng acid uric nhưng rượu lại khiến các chức năng của cơ thể bị rối loạn, bao gồm cả thận. Bởi chất men nồng của rượu và độ cồn cao, gan thận sau thời gian hoạt động liên tục để đào thải ra ngoài sẽ bị suy yếu. Các acid uric tăng lên nhưng không được đào thải kịp, khiến các cơ khớp bị đau nhức, tạo thành cơn gút cấp.
Bị bệnh gút có được uống rượu vang?
Để giải đáp vấn đề này bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa rượu vang và rượu mạnh. Đồng thời biết được các tác động của vang đối với bệnh gút ra sao.
Về rượu vang
Rượu vang là một loại thức uống có cồn được ủ men từ các loại nho. Khác với rượu mạnh có nguyên liệu là chất lỏng lên men của ngũ cốc hoặc các sản phẩm khác, rượu vang chỉ có nguyên liệu là trái cây. Theo đó, hàm lượng cồn của rượu vang luôn thấp hơn gần như phân nửa, mang theo mùi đặc trưng thơm nồng của trái cây ủ. Một số loại vang ngon có nguồn gốc từ Pháp, Tây Ban Nha, Chile, Úc,… Thời gian ủ vang càng lâu thì vang càng được đánh giá cao về mùi vị và giá trị.
Nhắc đến độ cồn của 2 loại rượu, ta cần biết rằng rượu mạnh có độ cồn luôn trên ngưỡng 35 độ. Và rượu vang thì thường không vượt qua 19,5 đến 20 độ. Theo đó các tác hại xấu của rượu mạnh đối với cơ thể có thể được giảm bớt khi thay bằng rượu vang. Thế nhưng “giảm bớt” không đồng nghĩa với “không gây hại”.
Gút và rượu vang
Bởi rượu vang vẫn có chứa cồn và khả năng làm tăng acid uric loãng trong máu, các ý kiến cho rằng rượu vang không tác động đến bệnh gút là những ý kiến không hoàn toàn đúng. Cồn vẫn có thể tạo thành sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa và ảnh hưởng đến khả năng thải cồn khử acid uric ra khỏi cơ thể.
Thế nhưng bên cạnh việc rượu vang có thể làm tăng nồng độ acid uric, ta không thể phủ nhận những lợi ích mà rượu vang mang lại, kể cả đối với bệnh nhân gút. Để dùng vang an toàn hiệu quả, liều lượng thông thường của người bị gút là không quá 100ml/tháng. Đồng thời, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị gút để kiểm tra xem liệu rằng bản thân có thực sự thích hợp dùng rượu vang hay không.
Những lợi ích của vang
- Vang có hợp chất chống oxy hóa mạnh gồm resveratrol và proanthocyanidins giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa và xâm nhập các mầm bệnh khác.
- Rượu vang có thể làm hạ cholesterol và bảo vệ tim mạch, kích thích tuần hoàn máu.
- Rượu vang làm giảm nguy cơ bị ung thư, cao huyết áp, kiểm soát đường trong máu
- Loại bỏ chất béo, mỡ xấu dư thừa khỏi cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm sạch khoang miệng
- Loại bỏ căng thẳng, áp lực và kích thích tinh thần hứng khởi, giữ tâm trạng vui vẻ.
Với các lợi ích tiêu biểu trên của rượu vang, với người bệnh gút, bạn có thể sử dụng rượu vang theo liều lượng như sau:
- Dùng 1 ly nhỏ ( 7-10ml ) rượu vang 2 ngày/lần sau bữa ăn chính.
Ngoài ra, nếu cơ thể không phù hợp, bạn nên hạn chế tối thiểu sự tiếp xúc với rượu vang và thay bằng nước lọc để dùng hàng ngày.
Tạm kết người bị gout có thể uống rượu vang trong liều lượng phù hợp, tuy nhiên người bệnh nên hạn chế và thay thế bằng một số loại nước ép trái cây khác từ: táo, dứa, gừng… rất tốt cho người bị bệnh gout.
Xin chúc bạn điều trị gút thành công và giữ gìn sức khỏe!
Bạn nên tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!