Danh sách các thực phẩm nên ăn và kiêng ăn khi bị bệnh gout

Khá nhiều người thường thắc mắc bị bệnh Gout kiêng ăn gì cũng như bổ sung thực phẩm gì để tốt cho sức khỏe? Đây là câu hỏi không hiếm gặp bởi với bản thân người bị bệnh Gout thì một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả.

Bị gút nên ăn gì kiêng ăn gì

Bệnh Gout còn được gọi là chứng thống phong, đây là một căn bệnh về xương khớp do các cơn viêm khớp cấp tính gây nên, bệnh thường gặp ở người trung niên, người bị béo phì, người có thành viên trong gia đình có tiền sử bị bệnh Gout… Bệnh này thường chiếm khoảng 78% trong tổng số các bệnh xương khớp.

Sau đây là những thực phẩm người bị bệnh Gout cần lưu ý bổ sung và kiêng cử trong khẩu phần ăn hàng ngày để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao:

I. Người bệnh Gout kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?

Theo ý kiến của bác sĩ Lê Văn Tiến thuộc Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người bị Gout thường do nồng độ các acid uric trong cơ thể tăng cao quá mức gây nên những biến đổi khớp xương do tích tụ các tinh thể này tại khớp ngón tay, đầu gối, bàn tay, mắt cá chân, ngón chân…

Do đó, bệnh nhân cần tránh dùng những thực phẩm dễ tăng nồng độ acid uric trong máu như sau:

1. Hạn chế dùng quá nhiều thịt

Việc ăn quá nhiều hàm lượng protein, sắt trong thịt dẫn đến tình trạng Gout ngày càng nghiêm trọng hơn. Bởi vì trong thịt có tỷ lệ hợp chất purin cao gấp đôi lượng protein nó có, nên rất dễ gây ra các biến chứng của bệnh Gout.

Người bệnh nên hạn chế ăn một số loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt trâu, thịt dê, thịt gà tây, thịt heo và thịt thú rừng… hoặc các loại thịt  đã qua xử lý như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng… những loại này không tốt cho sức khỏe người bị bệnh Gout.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh tuyệt đối không dùng nội tạng của động vật như gan, thận, óc, lá lách… vì chúng chứa khá nhiều Purin dễ chuyển hóa thành Acid Uric khiến bệnh Gout của bạn biến chứng rất nghiêm trọng.

2. Rượu, bia

Việc dùng các đồ uống có cồn như bia, rượu thường gây nên những tác hại tiêu cực cho sức khỏe xương khớp. Vì việc uống quá nhiều cồn khiến thận bị ức chế khi bài tiết Acid Uric khiến bệnh Gout dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn.

3. Hải sản

Bị gút không nên ăn gì?

Việc cắt giảm hải sản trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp bạn giảm được những cơn đau đớn và hành hạ từ bệnh Gout. Vì trong hải sản rất giàu Purine và dễ chuyển hóa thành Acid Uric. Do đó nếu bạn muốn ăn hải sản khi đang bệnh thì hãy dùng ở ngưỡng tối thiểu từ 110g – 150g mỗi ngày.

Bên cạnh đó, có một số loại hải sản bạn nên tuyệt đối cần tránh vì rất dễ gây những đau nặng hơn như cá mòi, cá ngừ, cá thu, tôm, cua, cá hồi, lươn…

4. Không dùng thức ăn có bột nở và thực phẩm có vị chua

Việc dùng các loại thực phẩm được chế biến từ bột nở như bánh mì, bánh bao… đều rất đáng quan ngại cho tình trạng sức khỏe của bạn vì hàm lượng Purin trong thực phẩm này khá cao, gây tăng nồng độ Acid Uric có hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, những đồ uống có vị chua như chanh, quất, hạnh, cam… đều khiến cho lượng Acid Uric tăng nhanh gấp 2 lần bình thường. Nên bạn cần tránh khi đang bị Gout.

II. Người bị bệnh Gout nên ăn gì?

Việc ưu tiên khi dùng các thực phẩm cho người Gout là công dụng cân bằng lượng Acid Uric trong máu, giảm đau và hỗ trợ điều trị hiệu quả như:

1. Rau cần tây

Cấc lương y thường ví rau cần tây như “thuốc tiên” nhằm hỗ trợ bệnh Gout khá hiệu quả vì thực phẩm này tính mát, vị ngọt giúp bài trừ Acid Uric trong máu hiệu quả. Lại rất dễ tìm và giá vô cùng rẻ.

Trong cần tây có hàm lượng tình dầu và các acid hữu cơ khá cao cùng lượng chất xơ lớn nên việc bổ sung thêm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào là rất cần thiết cho cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.

Bạn có thể chế biến dùng cần tây để chế biện thành các món ăn giàu dinh dưỡng như canh cần tây, cần tây xào thịt bò… Hoặc lấy 200g rau cần đem rửa sạch rồi xay nhuyễn và lọc lấy nước uống. Ngày dùng 1 ly nước ép rau cần tây và kiên trì uống sau 1 tháng thì giảm đáng kể hàm lượng Acid Uric trong máu, các dấu hiệu sưng tấy xương khớp cũng giảm dần.

2. Cải bẹ xanh

Bị gút nên ăn gì?

Người ta thường nhắc đến cải bẹ xanh như một vị thuốc quý cho người bệnh Gout với những tác dụng giảm sưng, ngừa viêm tấy ở các khớp. Điều này nhờ vào chính các loại vitamin, Acid Nicotic… có trong cải bẹ xanh nhằm “đẩy” Acid Uric ra khỏi cơ thể, hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân bị Gout nên bổ sung cải bẹ xanh thông qua việc chế biến thành các món ăn hàng ngày như luộc, nấu canh, xào… để các triệu chứng bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

3. Bí xanh

Bí xanh có nhiều các chất xơ, nước, canxi, photpho, kali và rất nhiều các chất Vitamin A, C, E và nhóm B như B1, B3, B6, B9, B12… giúp tăng khả năng đào thải các chất Acid Uric ra khỏi cơ thể.

Trong bí xanh còn chứa rất ít gốc Purin nên bệnh nhân bị Gout có thể thoải mái ăn thực phẩm này mà không cần quá lo lắng về bệnh tình tiến triển nặng hơn. Bạn nên bổ sung bí xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày để thấy kết quả điều trị Gout cải thiện rõ rệt.

4. Dứa

Dứa là một thứ quả nhiệt đới khoái khẩu của nhiều người với việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và đẩy lùi một số bệnh như Gout, sỏi thân, ho…

Vì trong dứa có một lượng lớn vitamin C, các vitamin nhóm B như B1, B2… các acid hữu cơ, canxi, magie, sắt … nhằm giúp bệnh nhân giảm chất đạm dư trong cơ thể và làm tan kết tủa Urat từ các Acid Uric trong máu nên rất phù hợp cho người bị bệnh Gout cấp và mạn tính.

Bạn có thể ăn sống, ép nước hoặc nấu canh dứa và kiên trì dùng trong một thời gian dài, bệnh nhân sẽ bất ngờ vì các khớp tay chân giảm sưng và cử động linh hoạt hơn.

5. Củ cải trắng

Trong củ cải trắng có khá nhiều các Vitamin, các Protein không có gốc Putin, photpho, kẽm… cũng như các tinh dầu kháng khuẩn, tiêu viêm khá tốt.

Bạn nên dùng củ cải trắng để xào, hầm, nấu canh thường xuyên để giúp giảm các triệu chứng bệnh Gout hiệu quả.

Những thông tin được chia sẻ trên đây về những loại thực phẩm bạn nên kiêng khi bệnh Gout, cũng như cần bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp trong quá trình điều trị. Ngoài ra bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn về lối sống, chế độ sinh hoạt, vận động nhằm mang lại kết quả điều trị hiệu quả nhất.

Chúc bạn nhanh bình phục!

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 15:34 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger