4 loại cá mà người bị Gout tuyệt đối không nên ăn

Cá là một trong những loại thực phẩm quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên ở bệnh nhân Gout nên ăn cá gì là phù hợp nhất để hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn hiểu rõ một cách khoa học về những tác động dinh dưỡng trong cá đối với sức khỏe người bị Gout cũng như lựa chọn những loại cá phù hợp trong thực đơn hằng ngày.

Bệnh Gút có ăn được cá không?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào loại cá mà bạn ăn. Cá được xem là loại thực phẩm rất tốt vì chứa các dưỡng chất thiết yếu như vitamin D, các chất đạm, béo, omega -3, đạm và một số vi chất kim loại khác.

Một số loại cá được khuyên dùng để làm nguồn cung cấp đạm thay thế cho các loại thịt vì bệnh nhân Gout cần phải kiêng khá nhiều loại thịt, nhất là thịt đỏ. Ngoài ra, thành phần Omega -3 trong cá cũng rất tốt cho não bộ, tim mạch, giúp phòng tránh được nhiều bệnh lý nên rất cần thiết đối với người mắc bệnh Gút.

Tuy nhiên, do bản thân một số loại cá rất giàu đạm, nhiều Purine – một thành phần quan trọng trong việc chuyển hóa Acid Uric và sinh ra muối Urat lắng đọng vào các ổ khớp, gây ra Gout và tạo các cục tophi nên không phải loại cá nào cũng được khuyến khích. Chính vì vậy, mặc dù các là loại thực phẩm cần thiết khi bị Gout nhưng bệnh nhân cũng nên cân nhắc và tính toán để sử dụng một cách hợp lý nhất.

Bị gút kiêng ăn cá gì?

Người mắc bệnh Gout chỉ nên dùng các loại cá có lượng Purine thấp, tránh cá có lượng Purine cao trong thịt. Hiện tại, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các loại cá được coi là nhiều Purine thường từ 450 – 825 miligram Purine mỗi 100 gram. Một số loại cá có lượng Purine cao mà bệnh nhân Gout cần chú ý gồm có:

1. Cá trích (Sardinella)

Cá trích  tươi, cá trích đóng hộp, ngâm dầu,… có lượng Purine trong thịt rất cao. Trung bình cứ 100 gram thịt cá trích thì có trung bình tới 480 mg. Thậm chí sau chế biến, lượng Purine trong một số loại cá trích có thể đạt tới 560 mg. So với một số loại thịt đỏ, lượng Purine trong cá trích còn cao hơn. Do đó nên tránh sử dụng cá trích cho người mắc bệnh Gout để ngăn ngừa tình trạng tăng Acid Uric trong máu.

2. Cá mòi (Pilchard)

Cá mòi là một trong những loại cá thuộc họ cá trích. Do đó loại cá này có lượng Purine trong thịt rất cao. Trung bình cứ 100 gram thịt cá mòi thì sẽ có trên 400 mg Purine. Loại cá này cũng cần phải kiêng đối với người mắc bệnh Gout mặc dù trong thịt của chúng có lượng Omega -3 rất cao.

kiêng ăn cá mòi khi bị bệnh Gout
Kiêng ăn cá mòi khi bị bệnh Gout

3. Cá cơm (Anchovy)

So với hai loại cá trên, cá cơm có mức Purine thấp hơn khoảng 1 nửa. Trung bình khoảng 100 gram cá cơm có khoảng 239 mg Purine. So với mức Purine trung bình ở bệnh nhân Gout, lượng Purine này vẫn còn khá cao tuy nhiên cá cơm không cần phải kiêng cử nghiêm ngặt như cá mòi và cá trích. Người bệnh Gout tuy vẫn cần kiêng nhưng có thể dùng với một lượng nhỏ, không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn. Tùy theo lượng Acid Uric trong máu của mỗi bệnh nhân mà có thể dùng cá cơm ở mức 2 – 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần sử dụng không quá 50 gram.

4. Cá ngừ (Tuna)

Với lượng Purine từ 257 mg mỗi 100 gram, cá ngừ cũng nằm trong nhóm cá có lượng Purine cao, nên kiêng khi bệnh Gout. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải kiêng hoàn toàn cá ngừ mà có thể sử dụng với lượng vừa phải từ 1 – 2 bữa mỗi tuần. Mỗi bữa không dùng quá 50 gram cá ngừ.

kiêng ăn cá ngừ khi bị Gout
Kiêng ăn cá ngừ khi bị Gout

Bị Gout nên ăn cá gì?

Những loại cá được khuyến nghị nên ăn khi bị Gout thường có chỉ số Purine tương đối thấp, dao động dưới từ 110 – 170 mg Purine mỗi 100 gram cá. Đối với người mắc bệnh Gout, bạn có thể lựa chọn một số loại cá như:

1. Cá chép (Carp)

So với một số loại cá, mức Purine trong cá chép khá thấp, chỉ từ 160 mg Purine trên mỗi 100 gram cá. Mức này xấp xỉ mức Purine an toàn ở người bệnh Gout nên có thể sử dụng được. Bạn chỉ cần chú ý sử dụng thịt cá chép ở mức độ vừa phải, tránh dùng quá nhiều.

2. Cá tuyết (Cod)

Cá tuyết tuy không phải là cá bản địa ở nước ta nhưng vẫn được nhập khẩu và sử dụng phổ biến. Cá tuyết cung cấp rất nhiều omega -3, các vitamin A, D, E, đạm và một số vi chất khác. Trung bình 100 gram cá trích chỉ chiếm khoảng 109 mg Purine nên khá an toàn cho người mắc bệnh Gout.

3. Cá bơn (Halibut)

Cá bơn có thịt khá ngon, thường được nhập khẩu làm thực phẩm. Chúng thuộc nhóm cá thân bẹt, là nguồn cung cấp khá nhiều đạm nhưng có lượng Purine thấp. Mỗi 100 gram cá bơn chỉ có khoảng 160 – 170 mg Purine trong thịt cá. Người bị Gout cũng có thể lựa chọn loại cá này để sử dụng, giúp cung cấp đạm, béo, omega -3 và một số vi chất khác.

4. Cá thu (Mackerel)

Cá thu khá quen thuộc ở nước ta, được tiêu thụ khá rộng rãi. Cá thu khá nhiều đạm, vitamin, omega -3, một số vi chất khác. Mỗi 100 gram cá thu chỉ có khoảng 140 đến 145 mg Purine nên khá an toàn khi sử dụng cho người có bệnh Gout. Tùy tình trạng bệnh nhân mà có thể dùng cá thu từ 1 – 2 bữa / tuần, có thể dùng xen kẽ với các loại cá khác và các loại thực phẩm khác.

cá thu phù hợp cho người bị Gout
Bệnh nhân Gout có thể sử dụng cá thu với một lượng vừa phải

5. Cá rô (Pike Perch)

Cá rô là loại cá phổ biến ở nước ta, được chế biến thành nhiều món ăn. Cá rô chỉ có khoảng 110 mg Purine trong 100 gram cá. Đây là một lựa chọn thích hợp cho người mắc bệnh Gout để đa dạng các thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình, giúp cho các bữa ăn ngon miệng và tránh được sự nhàm chán.

Bài viết đã gợi ý cho bạn một số loại cá nên kiêng và nên ăn khi bị Gout để giúp bạn lựa chọn và xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày hợp lý, có lợi cho sức khỏe cũng như không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ngoài ra bệnh nhân Gout cũng cần điều trị theo đúng phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho những hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Một số vấn đề cần biết khi bị Gout

Cập nhật lúc 15:34 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger