Chuyên gia cảnh báo những biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và tiết lộ cách điều trị để phòng tránh nguy cơ bại liệt

Teo cơ, rối loạn vận động hoặc tàn phế là biến chứng trầm trọng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm để bệnh không tiến triển xấu hơn và phòng tránh được nguy cơ bại liệt hoàn toàn? Chuyên gia, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT TW sẽ giải đáp ngay bây giờ!

>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ăn gì, kiêng gì để khỏi bệnh nhanh nhất?

Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đau nhức tập trung vào vùng chuyển giao giữa thắt lưng cột sống và phần xương cùng. Cơn đau có thể lan xuống mông, mặt trước và mặt sau đùi cũng như xuống toàn bộ phần bàn chân.

Nếu không kịp thời nhận ra các dấu hiệu này, bệnh sẽ ngày càng nặng và người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguy cơ trở thành bệnh mạn tính

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.

Thoát vị đĩa đệm kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính rất khó điều trị. Khi bệnh đã thành mạn tính, dù bệnh nhân có uống nhiều thuốc cũng không thể khỏi, tình trạng tái đi tái lại nhiều lần.

Rối loạn cảm giác và cản trở khả năng vận động

Rối loạn cảm giác là những hoang tưởng về cảm giác do sự tổn thương nặng nề kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học. Người bệnh thường xuyên gặp các cảm giác như có kiến bò, kiến cắn, kim tiêm kèm theo nóng, lạnh tại khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biến chứng biểu hiện mức độ tổn thương nặng của rễ thần kinh.

Đĩa đệm bị thoát vị nằm ở lưng, thắt lưng có thể làm ép dây thần kinh tọa. Gây đau kéo dài từ thắt lưng cho đến tận gót chân, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Hạn chế khả năng vận động là biến chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng

Thoát vị đĩa đệm làm cho khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Chính vì thế mà các cơ quan như ruột, bàng quang hay các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn. Khi đó có thể làm cho người bệnh mắc phải chứng đại, tiểu tiện không tự chủ được… Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, rồi sau đó đái dầm và nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động, đái dầm dề không kiểm soát được do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

Bại liệt, tàn phế suốt đời

Tàn phế là biến chứng cao nhất và trầm trọng nhất do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Các chuyên gia hàng đầu đã khẳng định, nếu thoát vị đĩa đệm nặng thì bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt, trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ dẫn đến nguy cơ bị liệt cao nhất.

>> Đọc ngay: “Thoát khỏi” thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhờ tin tưởng vào sử dụng Đông y

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây tàn phế cả đời

Lời khuyên để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả

“Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng thắt lưng, vùng hông, chân… người bệnh cần chủ động đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị.”, bác sĩ Tuyết Lan nhấn mạnh.

Những lưu ý được bác sĩ Tuyết Lan đưa ra trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm:

    • Nên dành nhiều thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường, mỗi khi ăn uống hoặc đi vệ sinh cần có người đi theo để dìu dắt, giúp giảm gánh nặng cho cột sống.
    • Tư thế đi đứng, nằm, ngồi cần phải đúng cách để hạn chế gây ra tổn thương ở cột sống lưng, tránh giữ 1 tư thế quá lâu và nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi để giảm áp lực lên cột sống.
  • Tốt nhất nên đeo đai lưng khi muốn đi lại để giảm áp lực lên cột sống, tăng cường bảo vệ lưng và hạn chế cột sống bị tổn thương. Tuy nhiên không được đeo đai vượt quá 3 tháng, vì có thể gây teo cơ lưng.

Có nhiều cách để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu là “điều trị bảo tồn”, tức là dùng thuốc và hạn chế phẫu thuật xâm lấn tối đa. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thành công hay không phụ thuộc vào các yếu tố như: Các triệu chứng trước đó của bệnh nhân, tuổi tác và mức độ hoạt động của bệnh nhân, diễn biến bệnh.

Cập nhật lúc 10:53 - 17/12/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger