Những loại thuốc tiêm tạo chất nhờn cho khớp phổ biến

Tiêm chất nhờn trực tiếp vào trong khớp gối là một trong những phương pháp phổ biến, giúp người mắc bệnh xương khớp giảm nhanh các cơn đau nhức và ngăn chặn được tình trạng thoái hóa xương khớp diễn ra. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần phải được sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường có hai loại thuốc được sử dụng để tiêm vào khớp, đó là corticoid, hyaluronate sodium. Mặc dù, những loại thuốc này có những tác dụng vượt trội trong việc điều trị bệnh xương khớp, nhưng chính chúng cũng gây ra tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu bạn lạm dụng thuốc.

tiêm thuốc tạo chất nhờn vào trong gối

Tiêm chất nhờn trực tiếp vào trong khớp gối

2 loại thuốc tiêm tạo chất nhờn cho khớp

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị bệnh xương khớp bằng phương pháp tiêm thuốc tạo chất nhờn. Chỉ một số căn bệnh như thoái hóa khớp, viêm bao khớp, viêm các điểm bám gân, viêm khớp dạng thấp,… ở mức độ nặng, việc uống thuốc kháng viêm không có tác dụng mới được bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp này.

Hiện tại, các loại thuốc được dùng để tiêm trực tiếp vào trong khớp phổ biến nhất là corticoid và hyaluronate sodium. Khi tiêm thuốc vào khớp sẽ nhanh chóng tạo thành dung dịch giúp cho khớp hoạt động dễ dàng hơn và giảm được tình trạng đau nhức, khó chịu trong khớp.

Sau 2 tháng tin tưởng dùng thuốc nam gia truyền của Đỗ Minh Đường kết hợp châm cứu, bấm huyệt "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh đã hết đau nhức, phục hồi vận động, tăng cường sức khỏe tổng thể.

1 – Corticoid

Corticoid là một loại thuốc ở dạng dịch với các thành phần như methylprednisolone, prednisolone, triamcinolone. Hiện tại, có rất nhiều thông tin cho rằng thuốc sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng đúng cách và không lạm dụng, thuốc corticoid sẽ mang lại một số lợi ích cụ thể trong việc điều trị bệnh xương khớp. Thuốc corticoid còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau khá hiệu quả.

tiêm corticoid vào trong khớp

Tiêm thuốc corticoid trực tiếp vào trong khớp

Tác dụng của thuốc corticoid còn phụ thuộc rất nhiều vào lượng thuốc được tiêm vào, cũng như tình trạng bệnh tình của bệnh nhân.

  • Nếu bạn tiêm một liều duy nhất (20mg triamcinolone) thì người bệnh sẽ giảm được cơn đau kéo dài được từ 1 – 4 tuần.
  • Nếu bạn tiêm với liều 40mg triamcinolone thì cơn đau sẽ nhanh chóng giảm kéo dài được 16 – 24 tuần.
  • Nếu liều 40mg triamcinolone thường sẽ kéo dài trong 2 năm.

2 – Hyaluronate sodium (hyasyn)

Hyaluronate là chất tự nhiên có trong cơ thể con người, giúp cho xương khớp hoạt động tốt hơn. Hyaluronate có nồng độ cao trong các mô khớp và dịch khớp, giúp bôi trơn, bảo vệ khớp, giúp khớp có thể hoạt động dễ dàng hơn. Việc tiêm bổ sung Acid Hyaluronic vào khớp gối sẽ nhanh chóng làm tăng nồng độ và trọng lượng phân tử của Acid Hyaluronic nội sinh. Đồng thời giúp giảm sản sinh các hóa chất gây viêm bên trong dịch khớp như PE G2, bradykinin,…

Thuốc Hyaluronate

 Hyaluronate – Thuốc được dùng để tiêm trực tiếp vào trong khớp

Việc tiêm thuốc hyaluronate vào trong khớp có một số tác dụng cụ thể như sau:

  • Giúp giảm đau, kháng viêm, ức chế thoái hóa sụn khớp, đồng thời thúc đẩy tổng hợp tế bào sụn khớp.
  • Cải thiện chức năng của khớp gối, giúp bệnh nhân có thể vận động thoải mái, dễ dàng hơn.
  • Thuốc hyaluronate kết hợp với một số thuốc kháng viêm không steroid và paracetamol có thể chữa được các bệnh như đau khớp gối có gai xương, giảm dịch khớp cơ năng hoặc cứng khớp. Hiệu quả của việc tiêm hyaluronate vào trong khớp bền vững hơn khi tiêm corticoid nội khớp.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chứa Acid Hyaluronic, trong đó phổ biến nhất là dạng ống chứa 2- 2,5ml AH. Liều lượng được sử dụng để tiêm khớp gối là 1 ống trong 1 tuần, đồng thời dùng liên tục trong 5 tuần.

→ LƯU Ý:

Khi tiêm các loại thuốc vào trong khớp gối của người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây:

lạm dụng việc tiêm thuốc vào khớpKhông nên lạm dụng việc tiêm thuốc vào khớp

  • Việc tiêm Acid Hyaluronic vào trong khớp cần phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng. Nếu khớp gối có dịch thì bác sĩ phải hút dịch ra rồi mới tiến hành thủ thuật.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc trong việc điều trị bệnh xương khớp. Bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn không được sử dụng loại thuốc này.
  • Việc tiêm thuốc cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao. Tránh tình trạng tiêm không đúng kỹ thuật, tiêm quá nhiều lần vào một vị trí gây ra tình trạng đỏ da, teo cơ, teo xương.

Với hai loại thuốc được áp dụng để tiêm trực tiếp vào trong khớp nêu trên, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc như thế nào và liều lượng tiêm ra sao, bạn cần phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý tiêm thuốc vào khớp gối hoặc tiêm tại các địa chỉ kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 01:07 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger