Giải đáp thắc mắc: bệnh gút có di truyền không?

Gout được biết đến là một bệnh xương khớp có liên quan đến rối loạn chuyển hóa, từ đó gây ra các ổ viêm sưng tại khớp, khiến bệnh nhân đau đớn kéo dài. Ngoài những nguyên nhân về lối sống, dinh dưỡng, bệnh Gút có di truyền không? Đâu là những cách phòng tránh bệnh Gout?

bệnh Gout có di truyền không
Bệnh Gout có di truyền không?

Bệnh Gút có di truyền không?

Trước đây, phần lớn các nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh Gout thường xoay quanh vấn đề rối loạn chuyển hóa, các yếu tố từ lối sống, sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu gần đây, các chuyên gia khẳng định Gout là bệnh có yếu tố di truyền mặc dù di truyền không phải là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.

Theo nhiều chuyên gia, di truyền ở người mắc bệnh Gout không xảy ra hoàn toàn. Thống kê cho thấy khoảng 60% các thay đổi liên quan đến chuyển hóa Acid Uric ở người mắc bệnh Gout có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong đó có một số gen được cho là có liên quan đến bệnh Gout hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout, bao gồm:

  • Gen SLC2A9.
  • Gen SLC22A12.
  • Gen ABCG2.

Những đột biến tại một số gen kể trên có thể góp phần làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu vì làm giảm hấp thu Urat qua đường tiết niệu, từ đó khiến cho Acid Uric trong máu không thể đào thải ra ngoài, làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu.

Ngoài tình trạng rối loạn ở các gen, bệnh nhân có các vấn đề di truyền liên quan đến các tạng như những bệnh di truyền ở thận, bệnh bàng quang tủy, các bệnh gây thiếu hụt hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase, thiếu hụt phosphoribosylpyrophosphate synthetase superactivity,…

Thống kê của một số viện nghiên cứu cho thấy có khoảng 25% nguyên nhân bệnh Gout có liên quan đến yếu tố di truyền trong gen. Đồng thời nếu bố hoặc mẹ có tiền sử bệnh Gout thì con cái có khoảng 20% tỷ lệ mắc bệnh Gout.

Những biện pháp phòng tránh bệnh Gout

Để phòng ngừa bệnh Gout nhằm tránh nguy cơ di truyền sang đời sau, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động luyện tập và các biện pháp thăm khám sức khỏe định kỳ.

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp phòng tránh được nhiều bệnh, trong đó có bệnh Gout. Để phòng tránh tình trạng bệnh Gout, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Sử dụng các loại thực phẩm như thịt, cá, các thực phẩm giàu đạm với một lượng vừa phải. Với các thực phẩm giàu Purine cần chú ý sử dụng sử dụng vừa phải,
  • Với các loại thực phẩm có nguy cơ cao gây ra bệnh Gout như các loại nội tạng động vật, các nội tạng như gan, óc động vật, một số loại thịt.
  • Các loại nước sốt từ thịt cũng chứa một lượng Purine cao, cần hạn chế sử dụng quá mức.
  • Chú ý uống đủ nước mỗi ngày để giúp cho việc đào thải các chất có hại trong cơ thể được diễn ra thuận lợi. Theo khuyến cáo nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày nhằm giúp thanh lọc cơ thể và giúp bạn khỏe mạnh hơn.
  • Nên bổ sung cho cơ thể bạn các thực phẩm giàu Kali như cải bó xôi, đào khô, các loại đậu, cải bó xôi, khoai tây,… để giúp loại bỏ Acid Uric trong cơ thể, cân bằng mức độ Acid Uric trong máu.
  • Bổ sung các loại hoa quả, ngũ cốc để cung cấp các loại hydrocacbon, các loại thực phẩm giàu vitamin C cần thiết cho cơ thể thông qua tinh bột, các loại bánh mì, các loại hạt, hoa quả, các loại rau.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như các loại bánh ngọt, các loại kẹo, thức ăn ngọt, gây nhiều khó chịu.
  • Kiêng các loại thức uống có cồn, thức uống có các chất kích ứng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giàu Kali
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giàu Kali

2. Điều chỉnh chế độ luyện tập

Chế độ luyện tập cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh, giúp nâng cao thể trạng cũng như phòng ngừa nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh Gout. Để điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày, cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Chú ý giữ cân nặng vừa phải, tránh tình trạng béo phì, thừa cân vì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý có hại cho sức khỏe như bệnh Gout.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và các bài tập phù hợp với thể trạng của mình, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn có thể luyện tập nhiều môn thể thao khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo rèn luyện ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần và chú ý tập luyện đều đặn.

3. Thăm khám định kỳ

Không chỉ riêng với bệnh Gout, thăm khám định kỳ là giải pháp giúp phòng tránh được nhiều bệnh lý. Đối với bệnh Gout, để phòng tránh nguy cơ bùng phát bệnh, người bệnh nên thăm khám từ 6 tháng đến 1 năm để bác sĩ có thể giúp đánh giá lượng Acid Uric trong máu, từ đó có thể giúp can thiệp sớm tình trạng bệnh Gout nếu cần thiết.

thăm khám khi bị Gout
Thăm khám định kỳ khi bị Gout

Trên đây là những vấn đề bạn cần biết về yếu tố di truyền của bệnh Gout, và các biện pháp phòng tránh hữu hiệu. Nhìn chung, Gout là bệnh có liên quan một phần đến di truyền của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh Gout còn liên quan đến nhiều yếu tố trong vận động, sinh hoạt và dinh dưỡng. Để phòng ngừa bệnh Gout, cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp, kết hợp song song với luyện tập để giúp ngăn ngừa bệnh Gout cũng như nhiều bệnh lý khác.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn, chẩn đoán của bác sĩ điều trị.

Cập nhật lúc 15:34 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger