Đang bị bệnh Gout có ăn được ốc không?

Hỏi: “Đang bị bệnh gout có được ăn ốc không vậy bác sĩ? Tôi năm nay 54 tuổi, món khoái khẩu là các loại ngao, sò, ốc, hến xào me và rang luộc. Giờ bị gout thì không biết có ăn được ốc không. Nếu không ăn được thì tôi có thể ăn những gì? Xin bác sĩ trả lời giúp tôi. Cám ơn bác sĩ!”

Nguyễn Văn Nam, 54 tuổi, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời:

Xin chào bác Nam!

Nhận được thắc mắc của bác, chúng tôi đã có buổi làm việc với Th.S Bác sĩ Đào Yến Phi – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM để trả lời vấn đề “Đang bị bệnh gout có ăn được ốc không” cũng như thực đơn dành cho bệnh nhân gout.

Câu trả lời của bác sĩ Phi như sau:

bị bệnh gout có nên ăn ốc không
Nhiều người thắc mắc là bị bệnh gout có nên ăn ốc không? 

Công dụng của ốc và thành phần dinh dưỡng

Ốc là một loại thủy sinh sống tại môi trường nước ngập. Có hai nhóm ốc phổ biến là ốc nước ngọt ( sống ở ao, hồ, đồng ruộng) và ốc nước mặn ( sống ở biển, cồn). Về loại ốc thì rất khó để có thể kể đầy đủ tất cả tên các loại ốc. Bởi sự đa dạng và phong phú về chủng loại, ốc là món ăn cực kỳ quen thuộc với người Việt.

công dụng của ốc
Ốc có nhiều lợi ích với sức khỏe

Đứng dưới góc độ Đông y, ốc có tính hàn và vị ngọt. Công dụng của các loại ốc chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, chữa khát, trị nhiệt độc trong cơ thể. Ngoài ra ốc còn giúp lợi tiểu, chữa trĩ ra máu, làm sáng mắt, mịn da.

Theo y học hiện đại, ốc là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Với hàm lượng 32% protein, 19% sắt cùng các loại vitamin và khoáng chất, ốc rất bổ dưỡng và phù hợp bồi bổ cho cơ thể.

Tuy ngon miệng và chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như thế, nhưng bên cạnh những công dụng thì ăn ốc cũng tiềm tàng nhiều nguy hại.

Các nguy hại khi ăn ốc

  • Nhiễm giun sán: vì đặc trưng sống sát mặt đất, trong nơi ao tù nước đọng nên ốc có khá nhiều ký sinh. Nhất là các loại giun, sán, đỉa nhỏ. Chúng rất khó bị tiêu diệt và chỉ bị giết chết hoàn toàn trong nhiệt độ >100 C trong thời gian dài. Nhưng đặc trưng của các món ốc chính là xào nhanh, đảo đều là có thể trình bày ra dĩa. Ốc nấu lâu sẽ bị dai và mất đi vị ngọt mềm tự nhiên.
  • Đầy bụng, ngộ độc: ốc trong quá trình vận chuyển có thể sẽ chết hoặc trong điều kiện bảo quản không phù hợp sẽ bị hôi thối. Người tiêu dùng ăn phải các loại ốc này sẽ bị tiêu chảy, đầy hơi, thậm chí là ngộ độc.
  • Nhiễm độc: ốc nếu ăn cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ tạo thành chất độc amip asen ( thạch tín). Thạch tín sẽ phá hủy nội tạng và gây hại cho sức khỏe.
  • Cao huyết áp, tim mạch: ốc có chứa đến 17% là cholesterol – một tỷ lệ rất cao so với các loại thực phẩm khác. Cholesterol sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, khiến bạn có nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan.

Đang bị bệnh gout có ăn ốc được không?

Một trong các yếu tố khiến tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng theo từng năm chính là thói quen ăn uống hằng ngày. Chế độ ăn nhiều đạm, cụ thể là purin sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều enzyme sản sinh ra acid uric. Vì lẽ đó, trước đây người ta vẫn thường gọi đùa rằng “ gout là căn bệnh của nhà giàu”.

Ngoài ra, các nhóm thức ăn sau khi đã đưa vào cơ thể sẽ phân rã thành nucleoprotein ( còn được gọi là acid uric nội sinh). Khi hàm lượng vượt ngưỡng cho phép, tất yếu đã gây ra bệnh gout ở người bệnh.

Dựa vào những thông tin vừa được cung cấp, chúng tôi xin trả lời rằng với những người đã, đang trong quá trình điều trị bệnh gout đều không nên sử dụng ốc trong thực đơn hằng ngày.

Chính hàm lượng dinh dưỡng quá dồi dào trong ốc có thể khiến gout trở nặng và viêm đau nhiều hơn thông thường.

Đồng thời, cơ thể vì điều trị gout đang rất yếu ớt và nhạy cảm. Các loại ký sinh, giun sán và vi khuẩn trong ốc có thể nhân cơ hội này tấn công bạn bất kỳ lúc nào. Vì vậy dù cho ốc có là món khoái khẩu đến mấy, người bệnh gout cũng phải “nói lời tạm biệt” mà thôi.

Người bị gout nên ăn gì?

Để bảo vệ sức khỏe nói chung và ngăn ngừa quá trình tái phát gout cấp, bạn nên xây dựng chế độ thực đơn cân bằng, khoa học theo các kiến nghị và hướng dẫn của bác sĩ.

bị bệnh gout có nên ăn ốc không
Người bị bệnh gout không nên ăn ốc khi đang điều trị
  • Chú trọng đến việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể: thông qua các loại trái cây, rau xanh ở lượng mức vừa đủ.
  • Thay thế chế độ giàu đạm và protein bằng canxi và protein vừa đủ. Chú ý sử dụng các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt trắng và thay hoàn toàn thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật.
  • Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, các loại đồ muối, đồ lên men, thức ăn đóng hộp, …
  • Không ăn, uống thực phẩm chứa nhiều khả năng tăng purin, là chất đạm tiền thân khiến acid uric tăng tiết trong cơ thể: rượu, bia, măng, đậu phụ, đậu nành, bạc hà, nấm,…
  • Uống nhiều nước ( tối thiểu 2 lít mỗi ngày) và các loại rau củ quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị gout thông qua bài tiết một cách tốt hơn.

Như vậy người bị gout không nên ăn ốc. Qua đó, xin nhắc lại rằng bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều đạm, nhiều protein và tinh bột như hải sản, ốc, thịt bò, thịt ếch, đậu nành, măng,… để phòng tránh các cơn đau và biến chứng của bệnh. Phải luôn vận động điều độ mỗi ngày và tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ để bệnh chóng lành và ngừa tái phát.

Bạn nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 15:34 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger