Người bị bệnh Gout ăn được thịt gì?

Dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng có thể dẫn đến Gout. Nhiều bệnh nhân thắc mắc người bệnh Gout có ăn được thịt gà, thịt dê không? Khi bị bệnh Gout thì có thể ăn thịt gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình điều trị?

Bệnh gút có ăn được thịt gà, thịt dê không?

Bệnh Gout là một trong những bệnh xương khớp gây ra một loạt các cơn đau tại các khớp do quá trình tích tụ muối Urat trong khớp. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt là chế độ tiêu thụ Purine trong thực phẩm có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tích lũy Acid Uric và muối Urat.

Theo nhiều nghiên cứu, với người bị Gout, lượng Purine an toàn mỗi ngày đạt ngưỡng 710 mg (microgram). Từ đó các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ Purine trong thực phẩm để đưa ra một mức tiêu thụ thực phẩm an toàn nhằm xây dựng thực đơn cho người bệnh Gout. Những nhóm thực phẩm có lượng Purine cao sẽ được xếp vào nhóm thực phẩm không an toàn và cần phải kiêng cữ.

Đối với các món ăn như thịt gà, thịt dê vốn là thực phẩm được tiêu thụ nhiều ở nước ta, nhất là ở nam giới, lượng dinh dưỡng, protein và Purine chi tiết như sau:

1. Protein và Purine trong thịt gà

Thịt gà chứa rất nhiều dưỡng chất, bao gồm calories, protein, các chất béo, sodium, sắt, một số vitamin như vitamin B1, B2, B3 (niacin) giúp chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Đây là một trong những loại thịt được sử dụng rất phổ biến. So với một số loại thịt khác, thịt đỏ như thịt gà thường có lượng Purine thấp và lượng phốtpho cao. Hai chỉ số này rất quan trọng đối với người mắc bệnh Gout. Cụ thể như sau:

  • Lượng phốtpho trung bình trong thịt gà dao động khoảng 0,56 mg (miligram) trên 100 gram thịt gà.
  • Lượng Purine trong thịt gà chiếm khoảng 175 mili gram trên 100 gram thịt gà. Thịt gà được xếp vào nhóm nhóm thực phẩm chứa Purine ở mức trung bình.

Trong đó, phốtpho được xem là thành phần khoáng chất có lợi cho người mắc bệnh Gout vì giúp chắc khỏe xương khớp cũng như hỗ trợ đào thải Acid Uric ở bệnh nhân Gout. Lượng Purine trong thịt gà cũng không quá cao vì là nhóm thịt trắng nên người bệnh Gout có thể sử dụng để bổ sung Protein cho cơ thể, thay thế cho các loại thịt đỏ vốn chứa Protein và Purine cao.

Bên cạnh thịt gà, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc về các loại thịt gia cầm khác như: “bệnh Gout có ăn được thịt ngan không”. Câu trả lời là có, các loại thịt gia cầm khác tương tự như thịt gà và đều là thịt trắng, nhóm thịt này có mức chênh lệch Purine không đáng kể nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng với một lượng hợp lý.

Tuy nhiên, khi sử dụng thịt gà với người bệnh Gout cũng cần tính toán hợp lý để mức Purine trong cơ thể được giữ ổn định, không tăng cao, dẫn đến dư thừa Acid Uric. Ngoài ra khi sử dụng thịt gà cho người bị Gout cũng cần chú ý bỏ da, chỉ sử dụng phần thịt, các bộ phận nội tạng của gia cầm như tim, gan,… thường có lượng Purine cao hơn trong thịt nên bệnh nhân Gout cũng cần kiêng những bộ phận này.

sử dụng thịt gà với lượng phù hợp
Nên sử dụng thịt gà với lượng phù hợp khi bị Gout

2. Protein và Purine trong thịt dê

Khác với thịt gà, thịt dê thuộc nhóm thịt đỏ, giàu protein và purine (dao động khoảng 400 mg purine trên 100 gram thịt). Đặc biệt, các phần nội tạng của dê như tim, gan, phổi, pín,… đều là những bộ phận có lượng Purine cao (trên 400 purine mỗi 100 gram thịt). Do đó, đối với các loại thịt đỏ như thịt dê, người bệnh được khuyên không nên ăn cũng như cần chú ý tránh sử dụng nội tạng của những động vật này nếu như đang bị Gout.

thịt dê chứa nhiều Purein
Thịt dê chứa nhiều Purein, không tốt cho người bệnh Gout

Bệnh gout ăn được thịt gì?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh Gout, các chuyên gia khuyên nên lựa chọn các loại thịt trắng, thịt chứa Purine mức trung bình. Các loại thịt có thể sử dụng được cho người mắc bệnh Gout gồm có:

  • Thịt có nguồn gốc gia cầm như thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng, thịt gà,…
  • Các loại cá, nhất là cá nước ngọt: cá chép, cá trê,…
  • Một số loại cá biển (trừ các loại cá có purine cao như cá trích).
  • Thịt lợn dùng với lượng ít.

Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh Gout, khi sử dụng thịt cũng cần chú ý tránh dùng quá nhiều, chỉ nên dùng từ 2 – 3 bữa thịt lợn mỗi tuần với lượng ít, với các loại thịt khác không nên dùng quá thường xuyên. Đồng thời trong bữa ăn cần chú ý bổ sung các loại rau để đảm bảo dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm từ thịt có tác động nhất định đến sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh Gout. Do đó trong điều trị bệnh Gout cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày với những loại thực phẩm phù hợp, kết hợp với việc luyện tập thể dục thường xuyên.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ điều trị.

Cập nhật lúc 15:34 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger