Tìm hiểu phong thấp tê thấp là bệnh gì ?

Bệnh phong thấp tê thấp hay còn được nhiều người biết đến là chứng phong tê thấp, hoặc gọi đơn giản theo y học hiện đại là căn bệnh phong thấp. Đây là căn bệnh kinh niên, mạn tính và thuộc loại nặng trong các loại bệnh xương.

Bệnh phong thấp gây nên nhiều đau đớn cho khớp xương khi người bệnh cử động mạnh hoặc đi lại và gây nên những biến dạng khớp xương khiến người bệnh gặp nhiều bất lợi về sức khỏe và sinh hoạt.

I. Tìm hiểu thông tin về bệnh phong thấp là gì?

Theo báo cáo của Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh Hoa kỳ, số người mắc bệnh phong thấp trên thế giới sẽ chạm mốc “ngót nghét” 85 triệu người trước năm 2030. Đây là con số đáng báo động về tình trạng sức khỏe hiện nay của cộng đồng.

bệnh phong thấp tê thấp
Khá nhiều người còn không biết bệnh phong thấp tê thấp là căn bệnh gì và nguy hiểm ra sao?

1. Những nguyên nhân gây nên chứng phong thấp

Có khá nhiều nguyên nhân tạo nên chứng phong thấp ở người bệnh, đó là những thói quen sinh hoạt, ăn uống, làm việc… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khớp xương và lâu ngày đưa đến bệnh phong thấp:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
  • Do môi trường sống ẩm thấp, không vệ sinh sạch sẽ
  • Người bệnh thường ăn uống không đủ chất, ăn uống thất thường, hay uống rượu bia, hút thuốc nên dễ nhiễm bệnh.
  • Do thời tiết, nhiệt độ, khí hậu thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa thích nghi kịp gây viêm nhiễm xương khớp, nhiễm phòng hàn gây
  • bệnh.
  • Bản thân người bệnh có sức đề kháng kém, không chống chịu được với các tác nhân gây bệnh của môi trường bên ngoài xâm nhập.
  • Do thay đổi Hormone hoặc các nội tiết tố bên trong cơ thể gây tác động lên hệ xương khớp gây viêm và tạo nên chứng phong thấp.
  • Những người thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể quá lớn, các cơ và mỡ chèn ép khung xương và hệ thống gây thần kinh khiến bạn bị sưng đau.

Đây chỉ là những nguyên nhân tiêu biểu dễ phát sinh nên chứng bệnh phong thấp. Ngoài ra, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra những nhận định chính xác và chắc chắn về nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng phong thấp.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị phong thấp

Bệnh phong thấp có các triệu chứng dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khớp xương khác, do đó để việc điều trị phong thấp mang lại những hiệu quả nhất định thì người bệnh cần nắm rõ những dấu hiệu điển hình của bệnh lý này:

#Sưng đau khớp xương

Triệu chứng này là điển hình và tiêu biểu mà người bị phong thấp cần lưu tâm. Ở giai đoạn nguyên phát, người bệnh phong thấp thường bị sưng tấy và đau nhức các khớp ngón tay, cổ tay, cổ chân, bàn chân, khớp đầu gối… Sau đó cơn đau sẽ lan dần lên khuỷu tay, bả vai, khớp háng…

Tình trạng sưng và đau khớp sẽ diễn biến nặng và nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, trái gió trở trờ và người bệnh sẽ vô cùng khó chịu phải xoa nắn khớp xương. Các cơn đau thường lan sang các bắp thịt nên bạn sẽ đau khi chạm tay, khiến cơ bị yếu đi và đau nhiều hơn nếu bạn lao động nặng nhọc.

#Cứng xương khớp

Bên cạnh việc khớp xương bị sưng đau thì bệnh phong thấp còn khiến người bệnh bị cứng khớp nếu không cử động thường xuyên. Tình trạng này khá rõ nét mỗi khi bạn thức dậy vào sáng sớm.

Vì khi ngủ, các khớp xương của bạn sẽ ngừng hoạt động, những phần khớp bị tổn thương và không được bôi trơn sẽ gây cứng khớp, khiến bạn phải mất khá nhiều thời gian để xoa bóp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt cá nhân của bạn.

#Khớp xuất hiện các cục u

Khi bị chứng phong thấp, bạn sẽ thấy khớp xương của mình xuất hiện những cục u khi tình trạng đã ở mức độ nặng, các vùng khớp có u cục xuất hiện thường là ở khớp bàn tay, khuỷu tay, khớp ngón chân hoặc dây gân gót chân.

cục u ở khớp
Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp tê thấp là những cục u ở khớp

Tình trạng u cục sẽ tăng dần kích thước theo tiến triển của bệnh, ở một số bệnh nhân khi chụp X – quang còn phát hiện những u cục phong thấp ở trong phổi. Tuy nhiên, các cục này không gây đau đớn mà chỉ cản trở, vướng víu cũng như gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

#Xuất hiện nhiều mồ hôi tay chân

Đây cũng là một trong những triệu chứng khá điển hình của chứng phong thấp, bệnh nhân thường thấy các bắp thịt quanh khớp lỏng lẻo, suy yếu dần khiến khớp không cử động được, gây xuất hiện nhiều mồ hôi ở tay chân.

Tình trạng ra rất nhiều mồ hôi ở tay chân khiến bạn khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, nếu chứng phong thấp càng nặng thì mồ hôi tiết ra càng nhiều.

#Biến dạng khớp xương

Đây là tình trạng khi bệnh phong thấp đã ở giai đoạn lâu ngày, bệnh khá nặng khiến sụn và các lớp xương dưới sụn bị phá hủy khiến các khớp bị dính lại, lệch hoàn toàn khỏi trục khớp khiến khớp bị cong vẹo gây nên những biến dạng tại khớp xương bị phong thấp.

3. Những nguy hiểm của phong thấp nếu không điều trị

Tình trạng phong thấp nếu chủ quan, ỷ lại mà không lo thăm khám, điều trị kịp thời, dứt điểm thì dễ khiến bạn có những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và để lại hậu quả khôn lường:

#Tác hại cho mắt

Chứng phong thấp có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mắt, điển hình là gây mỏi mắt, khô mắt. Nếu ở giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ dễ bị suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

#Các vấn đề về tim mạch

Biến chứng nguy hiểm không kém của bệnh phong thấp có liên quan trực tiếp đến tim mạch, điển hình là chứng bệnh xơ vữa động mạch.

Những người bị phong thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao đến 67%, nguy cơ đau tim cao gấp 3 lần và đột quỵ cao gần 2 lần so với người bình thường. Ngoài ra, phong thấp còn gây biến chứng khá phổ biến là suy tim tắc nghẽn hoặc hẹp van tim.

#Tổn thương thần kinh

Những người bị phong thấp thường hay gặp các vấn đề về cổ và việc giữ thăng bằng cơ thể, đây là dấu hiệu của việc ảnh hưởng và tổn thương hệ thống thần kinh của phần khung trên cột sống.

Tình trạng phong thấp còn gây những áp lực lên hệ thống các dây thần kinh ngoại vi và não bộ, gây chèn ép thần kinh giữa chạy qua cẳng tay đến bàn tay gây nên hội chứng ống cổ tay.

#Các chứng bệnh về phổi

Theo các báo cáo về khoa học, thì cứ 10 người thì có khoảng 2 – 3 người gặp phải chứng viêm phổi mạn tính khi bị chứng phong thấp; bên cạnh đó những cục u phong thấp để lại sẹo phổi gây tắc nghẽn đường dẫn khí ở phế quản và tăng nhanh huyết áp trong phổi khiến bạn dễ bị viêm lớp niêm mạc phổi, thậm chí là tràn dịch phổi.

bệnh phổi
Một trong những biến chứng của bệnh phong thấp tê thấp là dấu hiệu bất thường ở phổi

⇒ Với những biến chứng nguy hiểm trên, nên khi bạn phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bị chứng phong thấp thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành điều trị phong thấp, nhằm giúp ngăn chặn các biến chứng khôn lường mà căn bệnh này gây nên.

II. Những biện pháp phòng ngừa chứng phong thấp cần nắm

Song song với việc điều trị, thì những hành động phòng ngừa bệnh phong thấp cũng không quá khó khăn mà lại góp phần thúc đẩy bệnh tình của bạn nhanh chóng chuyển biến tốt hơn. Bạn nên áp dụng và tuân thủ các yêu cầu dưới đây, để có thể kiểm soát được căn bệnh này hiệu quả nhất:

1. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, E, C, các vitamin nhóm B như bí đỏ, cam, quýt, xoài, cà rốt, rau bina, rau cải xanh, nho, ngũ cốc, đậu nành, lúa mạch… để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt nhất nhằm hạn chế những tác hại có thể gặp phải của chứng phong thấp.

Người bệnh cũng nên ăn các thực phẩm giàu acid béo omega – 3 như cá hồi, bơ, cá thu, dầu Olive, đậu phộng… để cải thiện đau nhức xương khớp hiệu quả cũng như hỗ trợ phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.

2. Cần giữ ấm cơ thể

Người bệnh phong thấp nên lưu ý, bệnh có thể xuất phát từ việc môi trường sinh sống và thời tiết quá ẩm thấp. Do đó, bạn cần phải bảo vệ và ủ ấm cơ thể bằng áo khoác, găng tay, khăn choàng, tất… mỗi khi thời tiết trở lạnh để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Việc tăng cường luyện tập thể lực bằng các môn thể thao là cách phòng ngừa và đẩy lùi chứng bệnh phong thấp khá hiệu quả, giúp nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai của xương khớp. Người bệnh nên lựa chọn một bộ môn thể thao phù hợp và yêu thích để tiến hành luyện tập hàng ngày.

tập thể dục thường xuyên
Bạn nên tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa căn bệnh phong thấp tê thấp

Những bệnh nhân bị bệnh phong thấp nặng nên luyện tập nhẹ nhàng bằng các môn yoga, bơi lội, đi bộ, tập dưỡng sinh, Aerobic nhẹ nhàng… để không tạo gánh nặng cho xương khớp.

4. Kiểm soát cân nặng cơ thể

Việc tăng cân quá mức và vượt khỏi tầm kiểm soát khiến xương khớp của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là những người bị phong thấp.

Cụ thể, khi cân nặng tăng nhanh sẽ tạo lực ép lớn cho cơ thể. Xương khớp sẽ bị ảnh hưởng gây đau nhức và dễ tổn thương hơn. Chính vì vậy, việc duy trì cân nặng ở mức ổn định cũng là một biện pháp tốt để bạn hạn chế chứng phong thấp phát triển.

⇒ Bệnh phong thấp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó bạn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa và phòng ngừa đúng cách để hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có những cách nhận biết và phòng ngừa bệnh thật hiệu quả.

Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!

Độc giả tìm hiểu thêm: 

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 15:34 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger