Trật khớp cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý, điều trị

Cổ tay có tất cả 8 xương nhỏ ghép lại. Do đó, bất cứ một vết rách ở bất cứ dây chằng nào bị tổn thương đều có thể dẫn đến việc cổ tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Trật khớp cổ tay là một chấn thương phổ biến gây nhiều đau đớn và hạn chế các hoạt động thông thường của người bệnh. 

 Trật khớp cổ tay là gì
Trật khớp cổ tay là chấn thương thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày

Các loại trật khớp cổ tay

Có một vài loại trật khớp xương cổ tay khác nhau. Chúng có thể bao gồm:

  • Trật khớp cổ tay trước
  • Trật khớp cổ tay vĩnh viễn
  • Gãy xương quay cùng với khớp xoay trục dưới (Galeazzi)
  • Gãy xương vùng cẳng tay

Hầu hết trật khớp cổ tay thường xảy ra là trật khớp cổ tay trước hoặc trật khớp cổ tay vĩnh viễn.

Dấu hiệu nhận biết trật khớp cổ tay

Các triệu chứng trật khớp cổ tay phổ biến bao gồm đau dữ dội. Các cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn cố gắng di chuyển cổ tay lên xuống hoặc sang bên cạnh. Đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy bị đau ở cẳng tay.

Dấu hiệu Trật khớp cổ tay
Trật khớp cổ tay có thể khiến người bệnh đau đớn, sưng hoặc thâm tím ở cổ tay

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Sưng, đau
  • Không có lực ở cổ tay, bàn tay
  • Mất khả năng điều khiển tay
  • Tay bị đổi màu hoặc trở nên thâm tím
  • Nếu dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy ngứa ran hoặc bị tê ở ngón tay.
  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể không di chuyển được cổ tay, bàn tay.

Nguyên nhân gây trật khớp cổ tay

Bất cứ chấn thương nào ở cổ tay hoặc cánh tay đều có thể dẫn đến trật khớp cổ tay. Nguyên nhân phổ biến nhất của những trường hợp này có thể bao gồm:

  • Tác động với lực cao ví dụ như chơi bóng đá hoặc khúc côn cầu.
  • Tai nạn giao thông
  • Té ngã và chống cơ thể đỡ bằng tay

Ngoài ra, căng dây chằng ở tay cũng có thể dẫn đến trật khớp cổ tay. Điều này có thể liên quan đến những chấn thương khác khiến bạn phải sử dụng tay nhiều hơn, chẳng hạn như di chuyển bằng nạng.

Chẩn đoán trật khớp cổ tay

Nếu bạn nghi ngờ bản thân xuất hiện chấn thương trật khớp cổ tay, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Đôi khi người bệnh cần được chăm sóc y tế khấn cấp để tránh làm các tổn thương trở nên trầm trọng.

Bác sĩ có thể bắt đầu di chuyển cổ tay của bạn về các vị trí khác nhau để xác nhận các cơn đau. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định dây chằng và xương có liên quan đên việc trật khớp cổ tay.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các thử nghiệm để đánh giá bất cứ thiệt hại nào đối với dây thần kinh, mạch máu hoặc các gân xung quanh bàn tay và cổ tay.

Phim X-quang bàn tay là lựa chọn tốt nhất để bác sĩ xác nhận vết thương cũng như độ nghiêm trọng của tổn thương.

Nếu bác sĩ nghi ngờ dây chằng cổ tay của bạn bị thương, họ có thể yêu cầu sử dụng MRI để chẩn đoán các tổn thương. Xét nghiệm này cho hình ảnh rõ ràng hơn về các mô mềm bao gồm cả dây chằng.

Điều trị trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay là một vấn đề nghiêm tọng. Do đó, khi bị trật khớp không cố gắng tự nắn hoặc di chuyển cổ tay lại vị trí ban đầu. Hãy đến cơ quan y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị hợp lý.

1. Nắn lại xương cổ tay

Điều trị Trật khớp cổ tay
Trong các trường hợp không nghiêm trọng bác sĩ có thể lựa chọn nắn lại khớp cổ tay mà không cần phẫu thuật

Trong các trường hợp chấn thương trật cổ tay nhẹ, bác sĩ có thể lựa chọn nắn lại cổ tay nhằm đưa cổ tay về vị trí ban đầu. Đây là một thủ thuật tương đối đau đớn, do đó người bệnh thường sẽ được gây mê hoặc gây tê cục bộ tùy vào mức độ tổn thương của cổ tay.

Theo quy trình, sau khi nắn lại cổ tay người bệnh cần phải đeo nẹp hoặc bó bột để ngăn cổ tay của bạn di chuyển. Người bệnh có thể cũng cần đeo một cái địu để nâng cánh tay lên ngang ngực để hạn chế tối đa va chạm tới cổ tay đang hồi phục.

2. Phẫu thuật

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn liên quan đến gãy xương hoặc rách dây chằng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để điều trị. Đôi khi bác sĩ sẽ thực hiện nối khớp xương cổ tay bằng đinh, vít.

3. Vật lý trị liệu

Khi các tổn thương bắt đầu lành lại, các cơn đau giảm dần đi thì người bệnh có thể thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu. Các bài tập có thể hỗ trợ cắt giảm các cơn đau và rút ngắn thời gian điều trị.

Trong quá trình luyện tập, người bệnh cần chú ý kiên nhẫn và không tham gia vào các hoạt động thể lực có thể ảnh hưởng đến cổ tay. Tham khảo ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng thích hợp.

Chấn thương trật cổ tay có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Do đó, hãy điều trị bệnh ngay khi nhận ra các dấu hiệu chấn thương.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định và hướng dẫn điều trị của nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên môn. Do đó, nếu người bệnh và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ người có chuyên môn.

Cập nhật lúc 13:51 - 02/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger