Bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì? “lưu ý quan trọng số 1”

Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề quan trọng số 1 bệnh nhân nào cũng phải biết để xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý, góp phần đẩy lùi bệnh tật và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bệnh được các chuyên gia khuyến nghị.

Mỗi liên hệ giữa bệnh gút và chế độ ăn uống

Bệnh gút là sự lắng đọng của các acid uric tại khớp khiến cho khớp bị viêm, sưng phù và gây ra các cơn đau nhức vô cùng khủng khiếp. Trong khi đó sự gia tăng của nồng độ acid uric lại bất nguồn từ chính chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta.

Theo các chuyên gia, axit uric được sinh ra khi chúng ta tiêu thụ các thực phẩm chứa nhân purin. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu ăn quá nhiều các thực phẩm chứa purin thì lượng axit uric trong máu cũng tăng cao. Khi không được thận đào thải hết ra ngoài, axit uric sẽ tích tụ tại các khớp, đặc biệt là các khớp bàn chân, khớp ngón tay. Chúng lắng đọng thành các tinh thể sắc nhọn gây ra các cơn gout cấp.

Mặc dù không phải chế độ ăn uống là nguyên nhân gây nên bệnh gout duy nhất nhưng nó cũng góp phần rất lớn vào sự khởi phát của căn bệnh này. Do vậy một khi đã bị gout tấn công thì người bệnh nên có ý thức hơn trong việc ăn uống. Cần nắm rõ bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì để có thể đẩy lùi bệnh tật một cách tự nhiên.

Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì
Bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề không phải bệnh nhân nào cũng biết

Bệnh gút nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Mục tiêu đầu tiên trong điều trị bệnh gout là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân và duy trì nó suốt đời nhằm hạn chế các cơn tái phát của bệnh. Đừng bỏ qua danh sách sau nếu bạn chưa biết người bệnh gout nên ăn gì để đẩy lùi tình trạng bệnh mà không phải phụ thuộc vào thuốc tây.

# Các thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho người bị gout

Một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Arthritis and Rheumatism cho thấy việc bổ sung 500 mg vitamin C trong 8 tuần không làm giảm đáng kể nồng độ acid uric ở những bệnh nhân bị bệnh gút.

Do vậy trong các bữa ăn hàng ngày, người bệnh đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn của mình. Cam, quýt, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, ớt đà lạt…là những thực phẩm đứng đầu bảng về hàm lượng vitamin C, bệnh nhân không nên bỏ qua.

# Bệnh gout nên ăn quả anh đào (cherry)

Anh đào là một phương thuốc dân gian phổ biến cho bệnh gút. Chúng chứa các hợp chất hóa học gọi là anthocyanin, được chứng minh là giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại khớp bị gout.

Đặc biệt, quả anh đào còn chứa hàm lượng vitamin C gấp 12 lần so với cam hay chanh. Bệnh nhân được khuyên thường xuyên ăn ăn anh đào tươi hoặc uống nước ép anh đào để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe tổng thể.

# Súp lơ xanh giảm giảm axit uric trong máu

Súp lơ xanh không chỉ giàu chất dinh dưỡng, vitamin C mà còn có tác dụng lợi tiểu. Thường xuyên ăn loại rau này sẽ giúp bệnh nhân đào thải được một lượng đáng kể axit uric dư thừa thông qua đường nước tiểu.

Rau súp lơ có thể dùng chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên ăn rau súp lơ luộc hoặc rau trộn salat để hạn chế được lượng dầu mỡ tiêu thụ như khi chúng ta ăn món xào.

# Sữa chua giảm axit uric

Bệnh gút nên ăn gì để mau khỏi? Sữa chua chính là một trong những gợi ý hữu ích nhất cho bạn. Thực phẩm này giúp bổ sung các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Nó cũng hoạt động rất tích cực trong cuộc chiến chống lại bệnh gút nhờ vào việc tăng khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Người mắc bệnh gút nên ăn mỗi ngày 1 hũ sữa chua để đẩy lùi bệnh tật.

# Bệnh gút nên ăn đậu đỏ

Đậu đỏ chứa nhiều vitamin B, K, C, E cùng hàm lượng chất xơ và khoáng chất phong phú hữu ích cho sức khỏe. Y học cổ truyền còn xếp đậu đỏ vào nhóm thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nhờ vậy việc ăn đậu đỏ thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa và hỗ trợ đào thải axit uric dư thừa ra khỏi máu.

Một cách đơn giản để sử dụng đậu đỏ đó chính là nấu chè. Hoặc bạn cũng có thể nấu chung với cơm hoặc rang đậu đỏ cho thơm và nấu nước uống hàng ngày cũng rất có lợi cho sức khỏe.

# Bệnh gút nên ăn rau cần nước

Nằm trong thực đơn được các chuyên gia khuyến nghị cho người bệnh gút còn có rau cần nước. Loại rau này có tác dụng ổn định đường huyết trong máu, giữ cân nặng ở mức ổn định và chống lại phản ứng viêm tại khớp do bệnh gút gây ra.

Bệnh nhân có thể dùng rau cần nước nấu canh ăn thường xuyên để cải thiện bệnh tình. Ngoài ra có thể ép 100g rau cần lấy nước uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy bệnh tình có sự chuyển biến rõ rệt.

# Bí đỏ – thực phẩm vàng cho người mắc bệnh gout

Bí đỏ là thực phẩm không chứa thành phần purin nên là sự lựa chọn lý tưởng cho người bệnh gout. Bệnh nhân nên ăn các món từ bí đỏ như canh, bí đỏ luộc, súp haya cháo bí đỏ mỗi tuần khoảng 3 lần để hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật.

# Gừng kháng viêm, giảm đau gout

Gừng là loại gia vị nổi tiếng với tác dụng kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Mỗi khi bị cơn gút cấp hành hạ, người bệnh nên tích cực sử dụng gừng trong các món ăn hoặc uống trà gừng để xoa dịu các cơn đau và giảm sưng tại khớp.

Mắc bệnh gout kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm có thể làm tăng nặng các triệu chứng bệnh gút hoặc khiến cho bệnh bùng phát như:

# Măng tây không tốt cho người bị gout

Măng tây được ẩm thực các nước phương tây rất ưa chuộng vì nó rất giàu giá trị dinh dưỡng. Chính vì vậy mà ngày nay loại thực phẩm này cũng đang dần trở nên phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt.

Một điều ít người biết đó chính là măng tây nói riêng và măng nói chung đều không tốt cho bệnh nhân bị gout. Chúng chứa khá nhiều purine nên khi ăn vào sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu. Từ đó dẫn đến các cơn đau gout khủng khiếp bất cứ bệnh nhân nào cũng phải ám ảnh.

# Bị gút không nên ăn bột yến mạch

Ngày nay, nhiều người có thói quen ăn sáng bằng bột yến mạch. Tuy nhiên thực phẩm này nằm trong danh sách các loại thực phẩm có hàm lượng purine ở mức cao. Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng người đang bị bệnh gout tấn công không nên ăn bột yến mạch.

# Người mắc bệnh gout không nên ăn thịt bò

Thịt bò chứa nhiều chất sắt, taurine, kẽm cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Người bình thường ăn thịt bò sẽ rất tốt nhưng đây không phải là thực phẩm lý tưởng dành cho bệnh nhân bị gout . Lý do được đưa ra là do nó chứa quá nhiều protein và hàm lượng purine thì cao hơn các loại thịt có màu trắng rất nhiều.

Cùng với thịt bò thì bệnh nhân gout cũng nên hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ khác như thịt chó, thịt trâu hay thịt cừu nếu không muốn bệnh phát triển vượt tầm kiểm soát.

# Nội tạng động vật – thực phẩm kiêng kị đối với bệnh nhân gút

Khi nhắc tới vấn đề bệnh gout kiêng ăn gì thì bạn nên nghĩ tới nội tạng động vật đầu tiên. Chúng bao gồm các cơ quan như ruột, dạ dày, cật hay tim gan và cả óc, lưỡi, tiết của các loại động vật.

Nghiên cứu cho thấy nội tạng động vật chứa rất nhiều protein, chất béo khó tiêu và cholesterol xấu. Nếu đây là món khoái khẩu của bạn thì nên tiết chế lại bởi ăn quá nhiều nội tạng động vật không những gây thừa cân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch mà còn khiến các triệu chứng của bệnh gout thêm trầm trọng hơn.

# Bị gút không nên ăn đồ biển

Các loại đồ biển, đặc biệt là tôm hùm, hào, cá ngừ, cá cơm hay cá trích cũng cần phải loại bỏ ngay ra khỏi thực đơn của người bị gút. Các thực phẩm giàu chất đạm này sẽ khiến cơn gút cấp bùng phát nếu bạn ăn quá nhiều.

# Động vật có vỏ không tốt cho bệnh nhân bị gút

Rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra các loại động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến đều khiến cơ thể sản sinh lượng purin rất cao khi chúng ta ăn vào. Điều này sẽ cực kì bất lợi nếu bạn đang mắc bệnh gút.

# Các món ăn mặn

Người bị bệnh gout được khuyên không nên nêm quá nhiều muối vào trong món ăn cũng như ăn các món ăn mặn. Chúng khiến cho thận bị quá tải, không thể đào thải hết lượng axit uric dư thừa ra ngoài theo đường nước tiểu. Chất này sẽ ứ đọng lại tại khớp dẫn đến viêm khớp – một triệu chứng điển hình của bệnh gout.

# Bị gút không nên ăn giá đỗ

Với hàm lượng vitamin và khoáng chất vô cùng phong phú, giá đỗ rất được các bà nội trợ ưa chuộng thường xuyên sử dụng trong các món ăn. Từ các món trong bữa chính như gan xào, tim cật xào, gỏi, salat đến các món điểm tâm sáng như phở, bún đều có sự góp mặt của giá đỗ.

Tuy nhiên bạn có biết giá đỗ thật sự không tốt cho người bị gút. Theo khuyến nghị của các chuyên gia thì thực phẩm này chứa hàm lượng đạm có nhân purine rất cao. Nó hoàn toàn không có lợi cho người bị gút.

# Cây dọc mùng

Cây dọc mùng thường được sử dụng để nấu canh chua hoặc nấu lẩu. Người bị gout nếu ăn quá nhiều sẽ khiến lượng axit uric trong máu tăng cao, lâu ngày tích tụ thành các tinh thế gút.

# Bệnh gout không nên ăn các loại nấm

Nấm chứa hàm lượng chất đạm cao nên thường được sử dụng trong các món chay để thay thế cho thịt. Tuy nhiên chính điều này lại gây bất lợi cho người mắc bệnh gút. Dù rất hấp dẫn và ngon miệng nhưng bệnh nhân cũng nên tránh sử dụng nấm trong thực đơn.

# Rượu, bia và các chất kích thích

Cuối cùng khi đề cập đến vấn đề bệnh gút kiêng ăn những thứ gì thì chúng ta phải nhắc đến các chất kích thích như bia, rượu và các loại đồ uống có ga. Đây là kẻ thù số 1 cho sức khỏe bởi không chỉ gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm mà nó còn là khởi nguồn của bệnh gút.

Nghiên cứu thực tế đã chứng minh những người thường xuyên uống bia rượu có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 3 lần người khác. Tương tự, việc tiêu thụ chúng trong thời gian bị bệnh cũng khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Một thực đơn mẫu cho người bị bệnh gout

Dựa trên bảng danh sách các thực phẩm bệnh gut nên ăn và không nên ăn ở trên, các chuyên gia dinh dưỡng đã xây dựng một thực đơn mẫu các bữa ăn trong ngày dành cho người bệnh. Bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng:

– Bữa ăn sáng

  • Ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc không đường với sữa gầy hoặc sữa ít chất béo
  • 1 chén dâu tây tươi
  • 1 tách cà phê
  • Nước

– Bữa trưa

  • Lườn gà nướng ăn với cơm
  • Salat rau củ trộn dầu giấm
  • Sữa ít béo

Bữa ăn nhẹ buổi chiều

  • 1 chén anh đào tươi hoặc 1 ly nước ép anh đào
  • Nước

– Bữa tối

  • Cá hồi nướng
  • Canh đậu xanh
  • Cơm
  • 1 hũ sữa chua ít béo
  • Nước hoặc một tách trà thảo mộc ( tránh các loại đồ uống có caffein vào buổi tối sẽ gây mất ngủ)

Cùng với việc nắm rõ bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được chế độ ăn uống khoa học thì người bệnh cần lưu ý luyện tập thể dục đều đặn và sử dụng thuốc chữa bệnh gút theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh chóng bị dập tắt.

Bạn cần biết:

Cập nhật lúc 15:32 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger