Các loại rau người bị bệnh Gout không thể bỏ qua

Với bệnh nhân Gút, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Mắc bệnh Gút (Gout) nên ăn rau gì, kiêng ăn rau gì là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết sẽ giải đáp vấn đề này nhằm giúp người bệnh dễ dàng trong việc xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị.

Bệnh Gút nên ăn rau gì
Bệnh Gút nên ăn rau gì, kiêng ăn rau gì?

Bệnh Gút nên ăn rau gì, kiêng ăn rau gì?

Rau là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với bệnh nhân Gút, một số loại rau có thể khiến bệnh tiến triển nhanh, gây ra cơn đau nhức và các triệu chứng khác.

Sau đây là những thông tin về các loại rau bệnh Gút nên ăn và nên kiêng!

1. Những loại rau bệnh nhân gút nên ăn

Khi bổ sung những loại rau này, bệnh nhân gút sẽ cải thiện được sức khỏe và hỗ trợ cơ thể đào thải nồng độ axit uric trong máu.

  • Rau cần tây

Sở dĩ cần tây được xếp vào danh sách những loại rau bệnh nhân Gút nên ăn vì loại rau này có tính kiềm, sẽ trung hòa hàm lượng axit uric trong máu, cải thiện các cơn đau gút cấp tính và giảm chèn ép lên xương khớp.

Bệnh Gút nên ăn rau gì
Rau cần tây sẽ giúp trung hòa hàm lượng acid uric trong máu

Rau cần tây còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng vitamin, rất tốt cho sức khỏe và quá trình trao đổi chất. Với bệnh nhân Gout, quá trình trao đổi chất đóng vai trò rất quan trọng, quá trình này diễn ra thuận lợi sẽ giúp nồng độ axit uric giảm một cách tự nhiên và an toàn.

Thực tế từ nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, cần tây có khả năng giảm huyết áp được khuyến khích sử dụng cho người bệnh tim mạch và bệnh Gout – bệnh Gout khiến huyết áp tăng cao.

  • Súp lơ

Súp lơ là loại rau chứa ít nhân purin, rất thích hợp với bệnh nhân Gút. Súp lơ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa tế bào.

Ngoài ra, loại rau này còn có tính mát, có khả năng thanh lọc và điều hòa cơ thể, giúp tăng cường chức năng thận, hỗ trợ quá trình đào thải chất độc và axit uric tích tụ.

  • Cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh là loại rau có độ kiềm cao, có khả năng trung hòa axit hỗ trợ thận loại bỏ axit uric, đem lại nhiều tác dụng tốt đối với bệnh nhân Gout.

Cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin, axit amin tốt cho cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.

  • Dưa leo

Dưa leo là một trong những loại thực phẩm mà bệnh nhân Gout nên bổ sung, với hàm lượng nước, chất xơ và vitamin dồi dào, dưa leo hỗ trợ điều trị Gout hiệu quả.

Bệnh Gút nên ăn rau gì
Dưa leo chứa nhiều nước, vitamin và chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Nên bổ sung dưa leo vào mỗi bữa ăn để tác động tích cực đến quá trình điều trị Gout.

2. Người bị bệnh gút kiêng ăn rau gì?

Bên cạnh những loại rau trên, một số loại rau có chứa nhiều purin bệnh nhân Gout nên kiêng và loại bỏ khỏi chế độ dinh dưỡng nếu không muốn gây ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh.

  • Rau muống

Rau muống là loại rau phổ biến và được nhiều người ưa thích, tuy nhiên bệnh nhân Gout cần tránh ăn loại rau này.

Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao khiến hiện tượng sưng viêm tại khớp nghiêm trọng hơn, cơn đau nhức có xu hướng gia tăng. Oxalate làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, ảnh hưởng đến chức năng đào thải của thận, gián tiếp khiến nồng độ axit uric tăng cao. Rau muống còn có đặc tính kích thích phản ứng viêm, thúc đẩy cơn đau gút cấp tính xuất hiện.

  • Măng tây

Măng tây là loại rau chứa hàm lượng purin cao nhất 150mg/ 100g. Purin chính là nguyên nhân khiến nồng độ axit uric tăng cao, khiến hiện tượng kết tinh muối urat tại khớp trở nên nặng nề.

Bệnh Gút nên ăn rau gì
Măng tây chứa hàm lượng purin lớn, có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, song bệnh nhân Gout nên loại bỏ loại rau này ra khỏi chế độ dinh dưỡng.

  • Nấm

Nấm là nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể, tuy nhiên hàm lượng protein cao chính là nguyên nhân khiến người mắc bệnh gout nên kiêng nhóm thực phẩm này.

Người bệnh vẫn có thể bổ sung một ít nấm để cung cấp đạm cho cơ thể, nhằm thay thế cho đạm động vật. Tuy nhiên, tránh dùng quá nhiều, khiến cơn đau gút có xu hướng gia tăng về mức độ và tần suất.

  • Mồng tơi

Tương tự như rau cần, mồng tơi là một trong những loại rau chứa nhiều nhân purin. Gây ảnh hưởng đến tiến triển bệnh, hình thành cơn đau gút và phát sinh khi nồng độ axit uric vượt mức.

Bệnh Gút nên ăn rau gì
Rau mồng tơi cũng chứa nhiều purin, ảnh hưởng xấu đến tiến triển của Gout

Ngoài những loại rau này, người bệnh Gout cần kiêng những nhóm thực phẩm giàu purin khác như: các loại đậu, thịt, nội tạng động vật, hải sản hoặc đồ uống chứa nhiều axit lactic – khiến thận ưu tiên đào thải axit lactic và ức chế quá trình đào thải axit uric như: rượu, bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas,…

Chế độ dinh dưỡng chi phối rất lớn đến tiến triển của bệnh Gout, vì thế người bệnh cần nắm rõ bệnh Gout nên ăn rau gì và kiêng rau gì để tạo lập bữa ăn hợp lý. Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt và luyện tập lành mạnh để khắc phục triệu chứng và giảm mức độ tổn thương tại xương khớp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo