Mắc bệnh Gout có chết không, nếu bị phải làm sao?

Khi mắc một số bệnh nặng, nhiều bệnh nhân thường lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh. Với bệnh Gout, nhiều bệnh nhân thường lo lắng “mắc bệnh Gout có chết không, nếu bị Gout phải làm sao?”

Bệnh nhân H, C (58 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh Gout khoảng 2 tháng. Tương tự như nhiều bệnh nhân khác, người bị Gout như bệnh nhân H, C thường lo lắng không biết mắc bệnh Gout có thể ảnh hưởng đến tính mạng hay không. Điều này khiến cho bệnh nhân gặp nhiều bất an trong sinh hoạt, dinh dưỡng, chế độ luyện tập và điều trị.

Bệnh Gout có chết không? Giải đáp thắc mắc

Gout (Gút hay thống phong) là một bệnh về xương khớp có ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đa số người mắc bệnh Gout thường tiến triển âm thầm trong vòng nhiều năm trước khi bùng phát thành mạn tính và làm tổn thương, phá hủy các khớp. Nhìn chung, các chuyên gia đánh giá Gout là bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng ngay nhưng về lâu dài có thể bào mòn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Theo Annals of the Rheumatic Diseases và The Health Improvement Network (THIN), nhiều số liệu tổng hợp về hồ sơ y tế thu thập trên 10 triệu người tại Anh cho biết bệnh Gout có ảnh hưởng lớn đến khoảng 4% người trưởng thành. Đây là một trong những dạng viêm khớp rất phổ biến, người bệnh thường gặp phải rất nhiều vấn đề về khớp như gây đau nhức, làm nóng và sưng đỏ các khớp.

Chính sự bào mòn sức khỏe do bệnh Gout nên mỗi năm có khoảng 25% bệnh nhân mắc bệnh Gout mất sớm hơn so với những người khỏe mạnh không bị Gout. Ngoài ra, người mắc bệnh Gout còn có nguy cơ mất sớm hơn do Gout sẽ kéo theo nhiều biến chứng, nhất là các bệnh liên quan đến tim mạch, một số bệnh chuyển hóa như gan, thận, các bệnh về xương khớp khác.

bệnh Gout gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Gout là một trong những bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Một số thống kê về sức khỏe đáng lưu ý

Các chuyên gia y tế ở Anh đã thực hiện một nghiên cứu với hơn 103,000 bệnh nhân có bệnh Gout. Nhóm bệnh nhân Gout này được chia làm hai nhóm nhỏ, một nhóm mắc bệnh Gout đã lâu năm và một nhóm mắc bệnh Gout trong vài năm trở lại đây. Đồng thời dữ liệu này được đối chiếu với khoảng 515,000 đối chứng khác dựa vào các dữ kiện tuổi tác, giới tính, thói quen sinh hoạt và tình trạng bệnh.

Bệnh nhân mắc bệnh Gout sau vài năm ở cả hai nhóm đều có tỉ lệ mất sớm hơn so với những trường hợp được đối chiếu có cơ thể khỏe mạnh, không có bệnh Gout. Ở nhóm bệnh nhân Gout lâu năm, tỉ lệ mất sớm do bệnh Gout cao hơn 1,25 lần so với người khoẻ mạnh. Ở nhóm bệnh nhân Gout mới khởi phát, tỉ lệ bệnh Gout cũng cao hơn khoảng 1,24 lần so với người khỏe mạnh.

Như vậy, dù bị Gout lâu năm hay bị mới bị Gout khoảng vài năm cũng đều có tỉ lệ mất sớm hơn so với những người khỏe mạnh. Nhìn chung, tỉ lệ bệnh Gout ở nhóm bệnh nhân Gout lâu năm và nhóm bệnh nhân Gout mới mắc vài năm đều không chênh lệch nhiều. Do đó dù bị Gout lâu năm hay mới bị Gout, bệnh nhân cũng không được chủ quan, mất cảnh giác.

không nên chủ quan khi điều trị Gout
Không nên chủ quan khi điều trị Gout mà cần chú ý điều trị sớm

Các biện pháp giảm nguy cơ tử vong sớm do Gout

Để giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh Gout, người bệnh cần có những can thiệp sớm và lâu dài, xuyên suốt quá trình điều trị Gout. Càng kiểm soát tốt tình trạng Gout thông qua việc giảm Acid Uric trong máu, bệnh nhân càng giảm được đáng kể nguy cơ tử vong sớm do bệnh Gout. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý đến các bệnh đi kèm có nguy cơ xuất hiện cao song song với tình trạng bệnh Gout, bao gồm:

  • Sử dụng các thuốc điều trị Gout theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc điều trị bừa bãi, tùy tiện vì có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị. Các thuốc điều trị Gout thường là thuốc hạ Urat hoặc đào thải Acid Uric qua đường tiết niệu và trong máu.
  • Bệnh nhân trong thời gian điều trị Gout, đặc biệt là người có tiền sử một số bệnh khớp, tim mạch, gan, thận, người ngoài 40 tuổi cần chú ý thăm khám, sàng lọc các bệnh có nguy cơ kèm theo nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
  • Thực hiện việc luyện tập thường xuyên nhằm bảo vệ sức khỏe, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn cũng như phòng ngừa một số bệnh lý khác.
  • Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống với lượng Purine thấp để nguy cơ Acid Uric trong máu tăng cao, gây ra những cơn đau nhức tại các khớp do bệnh Gout.

Gout tuy không phải là bệnh khiến người bệnh chết ngay lập tức nhưng gây bào mòn sức khỏe, dẫn đến nhiều biến chứng, khiến cho bệnh nhân mắc Gout thường tử vong sớm hơn so với những người khỏe mạnh cùng độ tuổi. Vì mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, người mắc bệnh Gout cần phải thăm khám, điều trị sớm, áp dụng các điều chỉnh trong dinh dưỡng, luyện tập. Tuyệt đối không được chủ quan khi điều trị bệnh Gout.

Hiểu thêm về bệnh Gout

Cập nhật lúc 15:33 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger