Đau thần kinh tọa là gì ? Nghiệm pháp chẩn đoán viêm dây thần kinh tọa

Theo các thống kê gần nhất, tỷ lệ người mắc bệnh đau thần kinh tọa có dấu hiệu tăng trưởng theo từng năm. Đặc biệt, trong đó tỷ lệ nam giới và người lớn tuổi bị đau dây thần kinh tọa chiếm đa số. Dù cho trên thực tế, rất ít người có kiến thức và thông tin căn bản, đầy đủ về căn bệnh đau thần kinh tọa này.

đau dây thần kinh tọa
Bệnh đau dây thần kinh tọa cần được chẩn đoán và điều trị sớm

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh và khu vực cụ thể là từ phần thắt lưng trở xuống. Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa có rất nhiều nhưng chủ yếu nhất vẫn là do các tổn thương ở cột sống. Đau thần kinh tọa sẽ khiến người bệnh gặp “rắc rối” trong các hoạt động thường ngày, kèm theo đó là các cơn đau thắt lưng, có khi sẽ lan xuống chi dưới gây tê buốt, nhức mỏi.

Các dấu hiệu đau thần kinh tọa dễ nhận biết

Nhằm giúp bạn xác định chính xác hơn các triệu chứng đau thần kinh tọa, bạn có thể tự kiểm ra liệu rằng mình có đang gặp phải những dấu hiệu này hay không.

triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Đừng chủ quan trước các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa

Đau lưng: triệu chứng đau thần kinh tọa dễ nhận biết nhất chính là cơn đau vùng thắt lưng cùng. Đa phần những cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất tăng dần, ngày càng đau hơn khi mang vật nặng, đi đứng, di chuyển nhiều.

Đau lan: Cơn đau sẽ không chỉ cố định tại một vùng nhất định mà lan dọc xuống chi dưới. Có thể tại 1 bên hoặc cả 2 bên chân. Cơn đau có khi âm ỉ, có khi dữ dội. Đặc biệt về lâu dài sẽ lan tận gót lòng bàn chân, các ngón chân kể cả ngón út. Cảm giác đau giống như kim châm, kiến bò rất bứt rứt và nóng rát, khó chịu.

Bước thấp bước cao: những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa thường có tật ở chân. Nghĩa là hai chân bước đi không đều nhau, thường sẽ bị vẹo người về bên lạnh. Chân đau sẽ co lên cao hơn, tay theo thói quen chống vào mạn sườn bên đau nhức.

Chân to chân nhỏ: trong một số trường hợp, biểu hiện đau thần kinh tọa chính là teo cơ chân. Bạn cần quan sát các cơ khớp có nguyên vẹn, to nhỏ bất thường hay không.

Tê buốt, mất cảm giác: về lâu, viêm dây thần kinh tọa sẽ khiến chi dưới bị mất cảm giác, thậm chí là không kiểm soát được hoạt động, hoạt động chậm chạp,…

Không thể bưng vác, cúi gập người: đau thần kinh tọa gây cản trở rất lớn đối với bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả khi hắt hơi hoặc ho mạnh cũng sẽ cảm thấy đau nhói ở thắt lưng. Người bệnh không thể cúi gập người, không tiện đứng lên ngồi xuống, không thể mang vác vật quá nặng, không thể nằm nghiêng hoặc nằm sấp quá lâu khi ngủ,…

Các nghiệm pháp khám đau thần kinh tọa sử dụng

Khi có các triệu chứng đau thần kinh tọa trên, người bệnh cần lập tức sắp xếp thời gian để đến gặp các bác sĩ chuyên  khoa. Các bác sĩ trước khi đưa ra phác đồ chữa trị đau thần kinh tọa cụ thể sẽ thực hiện một số nghiệm pháp khám đau thần kinh tọa lâm sàng.

Nghiêm pháp Lasègue: bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai chân song song với hai tay. Bệnh nhân phải dùng gót chân nâng thân thể cao khỏi giường nằm. Dựa trên mức độ nâng cao/thấp của chân mà bác sĩ có thể xác định mức độ đau thần kinh tọa:

Áp dụng các nghiệm pháp chẩn đoán đau dây thần kinh tọa
Nghiêm pháp Lasègue chẩn đoán đau dây thần kinh tọa
  • Nâng 90 độ: chân và sức khỏe bình thường
  • 30 – 60 độ: cơn đau lan tới cả vùng thắt lưng và hông, đang có dấu hiệu phát triển trầm trong.
  • Dưới 30 độ: đau thần kinh tọa ở mức độ nặng, cần phải lập tức tiến hành điều trị ngay.

Nghiệm pháp Bonnet: bệnh nhân cần nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Dùng hai đầu gối gập về phía bụng. Tiếp tục ép chặt gối để gối gập chạm cằm .

Nếu bệnh nhân không thể ép được như yêu cầu, đó chính là biểu hiện viêm đau dây thần kinh tọa.

Nghiệm pháp Patrick: bệnh nhân được yêu cầu nằm ngửa, đầu gối bên đau gập và dùng lòng bàn chân đặt lên đầu gối không đau. Sau đó bác sĩ sẽ dùng lựa vừa phải đẩy phần gối gập để dự đoán mức độ đau thần kinh tọa thông qua động tác xoay ngoài hông.

Nghiệm pháp Schober: dùng thước đo chuyên biệt dành cho cột sống để đo lường. Nếu cột sống bình thường sẽ có hệ số là 18mm, ưỡn tối đa là 30mm.

Nghiệm pháp Néri: bệnh nhân đứng thẳng, gập bụng để hai tay chạm mặt đất. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa sẽ không thể thực hiện chính xác phương pháp này.

Nghiệm pháp làm tăng áp lực dịch não tủy – nghiệm pháp Nafziger: bác sĩ sẽ dùng tay ấn vào 2 bên tĩnh mạch cổ. Cơn đau thốn từ cột sống lan toàn bộ xuống dưới chính là cảnh báo về bệnh đau thần kinh tọa ở bệnh nhân.

Nghiệm pháp gây đau dây thần kinh tọa

Dấu hiệu Déjerine: bác sĩ yêu cầu bệnh nhân ho khan, cơn đau bắt đầu xuất hiện ở vùng thắt lưng và tăng dần.

Dấu hiệu Siccar: bác sĩ dùng tay nâng chân bệnh nhân lên khỏi mặt giường. Độ nâng phụ thuộc vào tình trạng đau thần kinh tọa của người bệnh.

Dấu hiệu Wasserman: bệnh nhân được yêu cầu nằm sấp, hai chân duỗi thẳng. Bác sĩ sẽ dùng tay nâng đùi khỏi mặt giường thật nhẹ nhàng để kiểm trạ độ căng đau của dây thần kinh tọa vùng đùi.

Nghiệm pháp dấu hiệu: bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đứng thẳng, hai tay buông thõng. Nếu như có các dấu hiệu này thì đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã mắc bệnh đau thần kinh tọa

  • Nếp mông không đều nhau, thấp ở bên đau và cao ở bên bình thường.
  • Cơ bắp chân nhão, nhỏ tại vùng rễ thần kinh bị tổn thương.
  • Gân gót chân lõm nhẹ, khi nhấn vào bị lõm nhiều hơn so với bên bình thường.
  • Các ngón chân không co duỗi linh hoạt, chậm chạp.
  • Không đứng được bằng gót chân hoặc không đứng vững bằng đầu ngón chân.
  • Cột sống đánh mất đường cong sinh lý, có khi xảy ra tình trạng cong vẹo cột sống.

Bên cạnh các nghiệm pháp cơ thể khám đau thần kinh tọa trên, bác sĩ cần kết hợp thêm xét nghiệm máu, các loại chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT để đưa ra kết quả cuối cùng. Từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập phù hợp, các loại thuốc và liệu trình điều trị đau thần kinh tọa thích hợp.

Bệnh đau thần kinh tọa và cách nghiệm pháp đau thần kinh tọa đã được thông tin đến bạn trong bài viết này. Để chắc chắn về các chẩn đoán, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ và thăm khám tại các bệnh viện lớn, uy tín trên toàn quốc. Tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc tự ý luyện tập vật lý trị liệu vì có thể không phù hợp, gây ra tổn thương đến gân cốt vĩnh viễn.

Bạn nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 08:57 - 18/01/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger