Thường xuyên bị tê chân cẩn thận do đau thần kinh tọa

Tê chân là biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh lý về xương khớp như gút (thống phong), thoái hóa khớp gối hay phổ biến nhất đau thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bắt nguồn từ vùng thắt lưng và chạy dọc xuống chi dưới, tác động đến nhiều cơ quan ở phần dưới cơ thể. Vì vậy 80% bệnh nhân đau thần kinh tọa đều gặp phải triệu chứng tê chân.

đau thần kinh tọa gây tê chân
Thường xuyên bị tê chân cẩn thận do đau thần kinh tọa

Vì sao đau thần kinh tọa gây tê chân?

Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, bắt nguồn từ vùng thắt lưng và phân nhánh thành những dây nhỏ chi phối hoạt động của các cơ quan ở phần dưới cơ thể.

Đau thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) xuất phát từ hiện tượng chèn ép tại vùng thắt lưng khiến rễ thần kinh bị tổn thương. Bệnh biểu hiện bằng cơn đau tại vị trí chèn ép và có xu hướng lan xuống chân và các cơ quan ở vùng dưới cơ thể. Các dây thần kinh nhỏ ở bàn chân và ngón chân chính là nơi phân nhánh của dây thần kinh tọa. Nên khi thần kinh tọa bị tổn thương và chèn ép, những dây thần kinh này cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định.

Tuy nhiên, dây thần kinh ở chân khá xa so với rễ thần kinh nên khi mức độ tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, tình trạng tê chân mới xuất hiện. Thông thường, bệnh lý này chỉ gây đau nhức hay tê bì một bên chân, rất hiếm có trường hợp đau cùng lúc hai bên.

Nếu tình trạng tê chân ít xuất hiện và nhanh chóng biến mất, có thể do bạn ít vận động hoặc giữ một tư thế quá lâu gây tê bì. Ngược lại, nếu triệu chứng xuất hiện dày đặc và có xu hướng tăng về mức độ, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu khác của cơ thể để phát hiện bệnh kịp thời.

Cách khắc phục tê chân do đau thần kinh tọa

Khi bệnh chưa chuyển biến nặng, tình trạng tê chân sẽ xuất hiện với tần suất thưa thớt và nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ có hiện tượng nặng nề hơn nếu không tiến hành khắc phục. Người bệnh có thể giảm tê chân do đau thần kinh tọa với những cách đơn giản sau.

tê chân do đau thần kinh tọa
Cách khắc phục tê chân do đau thần kinh tọa

1. Chườm nóng

Phương pháp chườm được nhiều bệnh nhân áp dụng vì cách thực hiện khá đơn giản nhưng giúp xoa dịu các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa nhanh chóng.

Dùng túi chườm nóng với nhiệt độ vừa phải đắp lên mu bàn chân trong khoảng 10 phút để thư giãn và giảm căng thẳng ở dây thần kinh. Chỉ sử dụng phương pháp này khi chân không xuất hiện tình trạng sưng viêm gây nóng rát.

Người bệnh nên thực hiện khi cơn đau xuất hiện hoặc thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, sáng và tối để giảm thiểu tần suất triệu chứng tê bì xuất hiện.

2. Ngâm chân

Tương tự như cách chườm nóng, ngâm chân tận dụng nhiệt độ ấm từ nước để kích thích dây thần kinh, giúp giải phóng tắc nghẽn và tổn thương. Nếu có thể hãy cho thêm tinh dầu hoặc thảo dược để tăng hiệu quả và đem lại cảm giác thư giãn.

Dùng nước ấm khoảng 60 – 70 độ C thêm vài thìa muối và thảo dược như: ngải cứu, bạc hà, quế chi,… và tiến hành ngâm chân trong khoảng 15 phút.

Cách này không chỉ giảm hiện tượng tê chân mà còn giúp người bệnh thoải mái, thư giãn và dễ ngủ hơn. Nên thực hiện vào mỗi buổi tối để hạn chế tình trạng tê bì và cứng khớp vào sáng sớm hoặc thực hiện khi các triệu chứng xuất hiện.

3. Xoa bóp

Tê chân là do dây thần kinh căng thẳng và tê cứng, vì vậy người bệnh có thể xoa bóp để cải thiện triệu chứng này.

Nên xoa bóp vừa vùng bị tê và đau nhức, massage nhẹ nhàng và ấn nhẹ vào các huyệt giữa khớp ngón chân và mắt cá để tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện tê chân và các triệu chứng do đau dây thần kinh tọa gây ra. Có thể sử dụng cùng với bài thuốc xoa bóp để gia tăng hiệu quả giảm đau và tê bì.

Mặc dù phần lớn bệnh nhân đau thần kinh tọa đều gặp tình trạng tê chân, song cần có sự cảnh giác với triệu chứng này. Nếu không tiến hành điều trị, những biến chứng nặng nề hơn có thể xuất hiện và khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Người bệnh cần tìm hướng khắc phục sớm nhất để khôi phục khả năng vận động và bảo toàn sức khỏe.

Tham khảo thêm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 15:34 - 20/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger