Các dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp háng tuyệt đối không được bỏ qua

Nếu bạn chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu thoái hóa khớp háng như đau nhức khớp háng, cứng khớp, khó vận động khớp, tê buốt các khớp, khớp háng bị biến dạng,… thì hãy thận trọng với những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Bệnh thoái hóa khớp háng

Nội dung bài viết bao gồm:

1.Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?
2.Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng
   2.1 Triệu chứng thoái hóa khớp háng lâm sàng
   2.2 Triệu chứng thoái hóa khớp háng cận lâm sàng
3.Những hậu quả nghiêm trọng do bệnh thoái hóa khớp háng
4.Các biện pháp phòng bệnh thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là sự bào mòn, hư tổn của xương dưới sụn tại chỏm xương đùi. Điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn và khó chịu ở khớp háng.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Cũng như khớp gối, khớp háng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của người bệnh, giúp nâng đỡ toàn bộ bộ phận bên trên cơ thể. Với cấu trúc trơn láng và đàn hồi, phần sụn khớp háng sẽ nhanh chóng giúp cho hai đầu xương trượt lên nhau để có thể di chuyển dễ dàng hơn. Lớp sụn khớp này sẽ được bao bọc bởi một lượng chất lỏng được gọi là chất hoạt dịch. Chúng có tác dụng cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng và bôi trơn chất sụn, hỗ trợ sụn trong việc chống sốc và giảm áp lực cho khớp háng.

Thực tế, bệnh thoái hóa khớp háng có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, không chỉ người cao tuổi mà cả trẻ em. Theo quá trình lão hóa tự nhiên, sụn khớp và xương dưới sụn nhanh chóng bị lão hóa dần và khiến bệnh nhân mất dần chức năng vận động.

➥ Thông tin hữu ích: 5 nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng cần phải tránh

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng gây ra hàng loạt các triệu chứng phức tạp, khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng không nhỏ. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình qua các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng thoái hóa khớp háng lâm sàng

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng lâm sàng đều có những triệu chứng đặc trưng dưới đây.

  • Đau nhức khớp háng

Đau nhức khớp háng là triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng thường gặp mà hầu hết bệnh nhân đều gặp phải khi mắc căn bệnh này. Tại vị trí khớp háng bị thoái hóa, người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu, dù chỉ là những cử động nhẹ ở khớp háng.

Ban đầu chỉ là những cơn đau nhức khó chịu thông thường. Cảm giác cơn đau xuất hiện rất mơ hồ, đôi khi chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, càng về sau, tình trạng đau nhức ở khớp háng càng tăng. Những cơn đau đớn khủng khiếp xuất hiện ở khớp háng, khiến bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển.

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng

Người bệnh sẽ bị đau nhiều khi đi lại, dần dần cơn đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi vào ban đêm. Vị trí đau rất thường hay gặp nhất là mặt trước đùi, nếp bẹn. Đồng thời, lan xuống dưới mặt trước trong đùi. Đôi khi cơn đau có thể lan xuống tận khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi. 

Đặc biệt, khi bệnh nhân ngồi xổm và đứng dậy, cơn đau sẽ tăng lên gấp bội. Người bệnh buộc phải có chỗ dựa mới có thể đứng vững được. Khi lên xuống cầu thang, bệnh nhân phải nhích từng bước bởi khớp háng đau dữ dội. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, nếu bệnh nhân tăng cân bị đau khớp háng thì sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh thoái hóa khớp háng lên đến 7 lần.

  • Cứng khớp háng vào buổi sáng

Hầu hết những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng đều gặp phải tình trạng cứng khớp háng sau khi ngủ dậy. Trong quá trình ngủ, bệnh nhân không thể cử động chân, khiến khớp háng dần bị cứng lại, không thể co duỗi được. Nếu bệnh nhân càng cố gắng thực hiện các động tác đi đứng thì khớp háng sẽ càng đau nhói, khó chịu hơn.

Theo thống kê của các chuyên gia sức khỏe, có đến 90 % bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng có triệu chứng bị cứng ở khớp. Sau mỗi buổi sáng ngủ dậy, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng viêm đau các khớp và cứng khớp. Tùy vào từng vị trí thoái hóa khớp háng mà người bệnh sẽ bị cứng ở khớp đó. Nếu tình trạng thoái hóa ngày càng nặng, người bệnh sẽ rất khó cử động linh hoạt các khớp.

Tình trạng này sẽ được cải thiện khi người bệnh bắt đầu xoa bóp khớp háng và tập vận động các cơ khớp háng dần dần. Xoa bóp khớp háng sẽ khiến lượng máu có thể lưu thông và giảm nhanh tình trạng cứng khớp. Thông thường, sau khoảng 30 phút xoa bóp các khớp, bệnh nhân có thể thực hiện các động tác bình thường được.

  • Khớp háng phát ra tiếng kêu lục cục, răng rắc khi người bệnh co duỗi

Nếu bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng thực hiện động tác co duỗi khớp sẽ nhận thấy biểu hiện rất quen thuộc là khớp háng sẽ phát ra tiếng kêu lục cục, răng rắc. Kèm theo tiếng kêu này là tình trạng đau nhức khớp háng dữ dội, khiến người bệnh không thể vận động, đi đứng được.

Đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi, tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên vào mỗi buổi sáng thức dậy. Khi người bệnh bị thoái hóa khớp háng, phần khớp sẽ nhanh chóng bị khô, mất nhiều nước ở hai đầu xương. Chính vì lớp sụn bị bào mòn nên hai đầu xương bị cọ vào nhau và gây ra tình trạng đau nhức khớp háng. Lâu ngày, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng kêu trong khớp phát ra vào buổi sáng ngủ dậy.

Bên cạnh đó, phần sụn khớp bị ăn mòn và mỏng dần. Chất hoạt dịch giảm đi khiến cho các khớp xương sẽ không còn hoạt động “trơn tru” như trước, dây chằng giảm độ đàn hồi và trở nên lỏng lẻo. Lớp sụn bị mỏng dần, khiến hai đầu xương dưới sụn mất đi sự bảo vệ. Khi cử động khớp gối sẽ làm phát ra những âm thanh lục cục hoặc lạo xạo.

  • Sưng tấy, khó vận động ở khớp háng

Khi bị thoái hóa khớp háng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng khớp háng bị sưng tấy, khó vận động ở khớp háng. Một khi khớp háng bị thoái hóa, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng sưng tấy đỏ ở dưới da. Bệnh nhân không chỉ bị đau nhức ở khớp háng mà còn hạn chế khả năng vận động.

Bên cạnh đó, các mô sụn bị vôi hóa cũng sẽ làm xuất hiện các vùng tấy đỏ dưới da và gây đau rát ở vùng khớp háng. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà khớp háng có thể bị sưng nhiều hay sưng ít, đau nhiều hay ít. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh thoái hóa khớp háng rất khó để đứng vững, thường bị mất thăng bằng và rất dễ ngã khi đi lại. Kèm theo đó là tình trạng cơ bắp chân và đùi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại.

  • Dáng đi bất thường

Với tình trạng khớp háng bị đau, cứng khớp, người bệnh sẽ dần thay đổi dáng đi. Khớp cứng dần khiến người bệnh không thể nào gập khớp háng. Việc đi đứng của người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân không thể nhấc chân lên được.

Một số người sẽ có dáng đi khập khễnh, dáng đi trendelenberg bởi cổ xương đùi đã bị gãy. Đồng thời, các hoạt động của cơ mông sẽ nhanh chóng kéo xương chậu xuống và khiến cho xương chúng không còn điểm tựa, gây mất cân bằng, làm cho người bệnh không thể đứng vững được.

  • Tê buốt ở khớp háng

Một khi tình trạng thoái hóa khớp háng ở mức độ nặng, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải triệu chứng tê buốt ở khớp háng. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng sẽ phải đối diện với tình trạng tê buốt kéo dài. Đây là một trong những triệu chứng thoái hóa khớp háng điển hình nhất.

Người bệnh không chỉ bị tê ở một vị trí thoái hóa khớp háng mà triệu chứng tê buốt còn lây lan sang các bộ phận xung quanh như đùi, chân và các chi. Điều này khiến bệnh nhân không thể di chuyển được bởi lượng máu không thể lưu thông, đáp ứng được việc điều hòa các cơ quan liên quan đến khớp háng. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải ngồi một chỗ, tiến hành xoa bóp mới có thể cải thiện tình trạng bệnh.

Triệu chứng thoái hóa khớp háng cận lâm sàng

Với trường hợp thoái hóa khớp háng cận lâm sàng, người bệnh cần phải được tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Các triệu chứng bệnh sẽ được phát hiện thông qua hình ảnh chụp được trên phim X-quang và chụp cộng hưởng. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của bệnh thoái hóa khớp háng cận lâm sàng, người bệnh cần phải biết.

  • Hẹp khe khớp háng

Các hình ảnh trên phim X-quang cho thấy người bệnh có dấu hiệu bị hẹp khe khớp háng. Lúc này, lớp sụn ở khớp háng bị bào mòn khiến cho cho khe khớp bị hẹp lại. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh sẽ đau đớn và rất dễ bị đau nhức dữ dội ở khớp.

Thoái hóa khớp háng gây hẹp khe khớp háng

  • Biến dạng khớp háng

Triệu chứng biến dạng khớp háng cho thấy khớp đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng. Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khớp háng bị lệch trục, ngón chân cứng và cong vẹo. Chính điều này sẽ khiến người bệnh rất dễ bị hạn chế vận động.

Khi khớp háng bị thoái hóa sẽ khiến bệnh nhân rất khó đứng vững, mất thăng bằng và rất dễ ngã khi đi lại. Bệnh nhân sẽ rất khó khăn khi làm các động tác quay trái quay phải, ngồi xổm, khép háng, đưa tay ra trước ra sau,… Người bệnh sẽ khó có thể nhận biết được triệu chứng này nếu không tiến hành chụp X-quang.

  • Teo ổ khớp, bại liệt khớp háng

Nếu bệnh nhân thoái hóa khớp háng kéo dài và không được điều trị, người bệnh sẽ rất dễ bị teo ổ khớp. Các khớp trở nên cứng, không còn linh hoạt như trước. Dần dần ổ khớp sẽ bị teo đi, khiến bệnh nhân không thể đi lại. Tình trạng teo ổ khớp háng kéo dài sẽ khiến người bệnh bị bại liệt khớp háng và mất hoàn toàn khả năng di chuyển.

Những hậu quả nghiêm trọng do bệnh thoái hóa khớp háng

Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thoái hóa khớp háng còn khiến cho bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn. Với tình trạng thoái hóa khớp háng kéo dài, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Cụ thể, người bệnh thoái hóa khớp háng sẽ gặp phải một số hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Suy nhược cơ thể, mất ngủ, đau nhức, hạn chế đi lại.
  • Trường hợp nặng, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật để thay thế lại khớp háng.
  • Khớp háng bị mọc nhiều gai xương làm cho các tổ chức quanh khớp và trục khớp bị lệch.
  • Không ít trường hợp bệnh nhân bị liệt khớp và đối diện với tình trạng tàn phế suốt đời.

Các biện pháp phòng bệnh thoái hóa khớp háng

Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, việc phòng ngừa bệnh là rất cần thiết, giúp bệnh nhân có thể thoải mái trong các sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa mắc bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh cần tuân thủ đúng các yêu cầu dưới đây:

Chế độ ăn uống cho người thoái hóa khớp

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu và các loại vitamin khác nhau để tăng cường sự chắc khỏe cho xương.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, chất kích thích khiến cho xương khớp nhanh chóng bị lão hóa.
  • Luôn giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và giúp xương dẻo dai hơn.
  • Tiến hành kiểm tra xương khớp định kỳ để kiểm soát và phát hiện bệnh kịp thời.
  • Khi mắc bệnh, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị, tránh những biến chứng phức tạp có thể xảy ra.

Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ giúp bạn đọc có thể nhận biết được biểu hiện bệnh thoái hóa khớp háng. Nếu gặp phải một trong các dấu hiệu trên, người bệnh nên tiến hành thăm khám sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

→ Có thể bạn quan tâm:

Cập nhật lúc 12:50 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger