Bị tê tay: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị

Nằm ngủ không đúng tư thế, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây bệnh tê tay (trái và phải) thường gặp. Tuy nhiên đôi khi chúng ta có thể bị tê tay do mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy nếu triệu chứng tê tay thường xuyên xuất hiện thì bạn cần đi khám và tìm cách điều trị ngay.

Các nguyên nhân tê tay bạn cần biết

Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng có thể bị tê tay ít nhất một vài lần. Đa số các trường hợp vấn đề này thường không quá nghiêm trọng và chỉ cần xoa bóp ít phút tay có thể cử động lại bình thường. Tuy nhiên nếu bạn bị tê tay với tần suất liên tục, thường xuyên, thì hãy coi chừng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Nhiều người hay bị tê tay nhưng không biết nguyên nhân do đâu
Nhiều người hay bị tê tay nhưng không biết nguyên nhân do đâu

Các nguyên nhân khiến chúng ta hay bị tê tay bao gồm:

  • Do tư thế nằm ngủ không đúng:

Nếu bạn duy trì một giấc ngủ dài với tư thế nằm nghiêng sang trái thì khi ngủ dậy rất dễ bị tê tay trái và hiện tượng này cũng diễn ra tương tự với cánh tay phải. Nguyên nhân là do ở tư thế này, các dây thần kinh ở cánh tay bị chèn ép khiến tay bị tê liệt tạm thời.

Được truyền nối qua 3 thế kỷ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh mỗi năm giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa cột sống hết bệnh.
  • Ít vận động:

Ngồi nhiều, nằm lâu một chỗ khiến cho khí huyết kém lưu thông đến hai bên cánh tay. Do vậy mà chứng tê tay mới có cơ hội hoành hành.

  • Nhiệt độ lạnh gây tê tay

Ngồi làm việc trong môi trường có máy điều hòa hoặc không mặc đủ ấm khi trời lạnh có thể là nguyên nhân khiến nhiều người có cảm giác tê, sờ vào thấy lạnh, các ngón tay cứng lại khó cử động.

  • Bị tê tay do thiếu máu não cục bộ:

Đây là một trong những nguyên nhân bị tê cánh tay và các đầu ngón tay ở người cao tuổi. Thiếu máu não có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các dây thần kinh và làm hai bên cánh tay có cảm giác tê bì.

Kèm theo đó là một số dấu hiệu điển hình của chứng thiếu máu não như trong người mệt mỏi, đau đầu, hay bị hoa mắt, choáng váng. Thiếu máu não kéo dài sẽ gây suy giảm trí nhớ, khiến đầu óc không còn được minh mẫn.

  • Nguyên nhân tê tay do mắc hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là căn bệnh xảy ra khi có hiện tượng chèn ép ở các dây thần kinh giữa. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị hẹp cổ tay khi khu vực này phải hoạt động thường xuyên, liện tục. Khi mắc bệnh, bạn sẽ bị tê bì ở các bộ phận của bàn tay bao gồm các ngón trỏ, ngón giữa và cả ở gan bàn tay. Bệnh nặng có thể gây tê toàn bộ ngón tay khiến cho việc cầm nắm đồ vật hay cử động ở bàn tay gặp khó khăn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là nguyên nhân tê tay

  • Tê tay do các bệnh lý ở cột sống cổ:

Hiện tượng tê tay trái, tay phải hoặc cả hai tay có thể xảy ra khi chúng ta mắc các bệnh lý ở cột sống cổ như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ. Cả hai căn bệnh này đều cản trở máu lưu thông lên não và cánh tay, gây đau đầu, khó khăn khi thực hiện các động tác xoay cổ, gập cổ lên xuống. Trường hợp bị nặng sẽ gây chèn ép thần kinh khiến một hoặc hai bên vùng cánh tay bị đau, tê yếu.

  • Mắc bệnh tê tay do ảnh hưởng của đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) thường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài ở những bệnh nhân bị đái tháo đường lâu năm khiến các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Nếu đang mắc căn bệnh tiểu đường thì bệnh nhân cần để ý đến nguyên nhân tê tay này vì nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã trở nặng và bắt đầu gây ra biến chứng.

  • Bệnh lý viêm dây thần kinh ngoại biên cũng khiến chúng ta hay bị tê tay

Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như ăn nhiều thực phẩm chứa hóa chất độc hại, do bị chấn thương khi chơi thể thao, nhiễm virus thủy đậu… Bên cạnh triệu trứng đau và tê tay trái, tay phải bệnh còn ảnh hưởng tương tự đến bàn chân. Nó khiến cơ bắp dần suy yếu và gây ra các vấn đề về tim mạch, rối loạn tình dục.

  • Triệu chứng tê tay khi bị trúng gió

Hai tay tê bì và run rẩy bẩy, đau đầu, chóng mặt, méo miệng… hãy coi chừng có thể bạn đang bị trúng gió! Y học cổ truyền quan niệm hiện tượng trúng gió xảy ra khi có gió độc xâm nhập vào cơ thể. Các biểu hiện của trúng gió thường xuất hiện một cách đột ngột ở trẻ em, người có hệ miễn dịch yếu hoặc người lớn tuổi.

Triệu chứng tê tay điển hình, dễ nhận biết

Người mắc bệnh tê tay thường có các biểu hiện sau:

  • Các đầu ngón tay, bàn tay, hay toàn bộ cánh tay trái, phải hoặc cả hai bị tê. Triệu chứng tê tay này thường xuất hiện rõ nét sau khi ngủ dậy hoặc khi ngồi chơi điện thoại, bấm máy tính trong thời gian dài.
  • Một số trường hợp tay có cảm giác như bị châm chích
  • Tình trạng đau tay cũng có thể xuất hiện kèm theo
  • Người bị tê tay sẽ bị bất động tạm thời, gặp khó khăn khi cử động nắm bàn tay hoặc giơ tay lên xuống.
  • Trường hợp bị tê tay do bệnh lý thì bệnh nhân còn xuất hiện thêm các triệu chứng của căn bệnh đó nữa.

Cách trị tê tay hiệu quả nhất

Hiện tượng tê tay nếu thỉnh thoảng mới xuất hiện một lần rồi biến mất nhanh chóng thì chúng ta không cần phải quá bận tâm. Tuy nhiên nếu bạn hay bị tê tay làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động hàng ngày thì cần tìm cách chữa trị sớm.

Làm sao để hết tê tay?

Để nhanh chóng loại bỏ hết cảm giác tê tay bạn cần lưu ý:

  • Đi khám và điều trị các bệnh lý liên quan là nguyên nhân gây tê tay
  • Ngủ đúng tư thế: Khi ngủ bạn nên nằm ở tư thế ngửa. Đây là tư thế ngủ đảm bảo tốt nhất cho lưu thông tuần hoàn máu và nó cũng không gây chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể.
  • Tránh mặc quần áo phong phanh khi trời lạnh. Khi ngồi trong môi trường điều hòa nên bật nhiệt độ khoảng 27-28 độ để tay không bị tê cóng.
  • Tăng cường vận động để đảm bảo sự vận hành máu trong cơ thể luôn được thông suốt.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh tê tay từ dân gian hoặc dùng thuốc, phẫu thuật để khắc phục căn bệnh khó chịu này.

1. Trị tê tay bằng liệu pháp xoa bóp, mát xa

Một biện pháp đơn giản giúp loại bỏ nhanh các cơn tê tay bạn nên áp dụng liền đó chính là xoa bóp. Cụ thể khi bị tê tay trái bạn có thể lấy tay phải nhẹ nhàng xoa bóp các đầu ngón tay, bàn tay, dọc theo cánh tay và thực hiện tương tự nếu tay bị tê là tay phải. Đồng thời liên tục vung vẩy tay bị tê để lấy lại cảm giác.

Xoa bóp chữa bệnh tê tay

Trường hợp bị tê cả hai tay thì tốt nhất nên nhờ người nhà mát xa giúp để khôi phục cử động của tay. Khi thực hiện liệu pháp này bạn nên dùng dầu mù tạt, dầu dừa đã được làm nóng hoặc tinh dầu cây hương thảo thoa vào tay trước khi xoa bóp sẽ giúp các dây thần kinh được thư giãn và làm tăng hiệu quả chữa tê tay.

Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ bạn nên xem thêm: Mẹo xoa bóp massage chữa thoái hóa đốt sống cổ

2. Chườm nóng chữa bệnh tê tay

Bạn lấy một túi nước nóng hoặc nhúng một cái khăn sạch vào nước nóng, sau đó chườm lên khu vực tay bị tê. Để như vậy trong 5-10 phút tay có thể hoạt động lại như bình thường.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên tắm với nước ấm để kích thích lưu thông máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng tê tay tái diễn.

3. Ngâm tay chân vào nước muối ấm

Nếu bạn hay bị tê tay thì nên thử mẹo ngâm tay chân vào nước muối ấm. Muối kết hợp với hôi nóng sẽ giúp thúc đẩy hoạt động lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể. Duy trì hoạt động này hàng ngày để đạt được hiệu quả lâu dài.

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó cho 1 thìa muối vào hòa tan. Đợi cho nước nguội đến nhiệt độ không gây bỏng thì đưa tay chân vào ngâm. Chỉ cần ngâm tay chân khoảng 10 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ, sau một thời gian chứng tê tay sẽ không còn xuất hiện mà sức khỏe cũng được cải thiện.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, cách trị tê tay này không thích hợp cho người bị đái tháo đường và người đang mắc các bệnh lý ở thận.

4. Mẹo trị tê tay bằng bột nghệ

Hoạt chất curcumin có trong nghệ là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời giúp tăng hiệu suất hoạt động của hệ tuần hoàn máu đến các chi, cải thiện các triệu chứng tê tay.

Cách trị tê tay bằng bột nghệ

Rất đơn giản, bạn chỉ cần mấy 1 thìa cà phê bột nghệ + 1 thìa mật ong pha vào ly sữa nóng. Uống hỗn hợp này đều đặn mỗi ngày một lần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

5. Chữa bệnh tê tay bằng quế và mật ong

Tương tự như nghệ, quế cũng được y học cổ truyền xem như vị thuốc có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết trong cơ thể, chữa tê tay và giảm đau một cách an toàn. Trong khi đó, mật ong lại giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi rút, vi khuẩn gây bệnh.

Khi bị tê tay trái hay phải bạn hãy lấy 1 thìa bột quế trộn chung với 2 thìa mật ong. Ăn hỗn hợp trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống. Mỗi ngày thực hiện một lần.

6. Bị tê tay uống thuốc gì nhanh khỏi?

Việc sử dụng thuốc chữa bệnh tê tay còn phải căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc giảm đau để giảm bớt cảm giác tê bì ở tay. Một số thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh hay thuốc kích thích lưu thông máu lên não cũng được chỉ định đi kèm để khắc phục các bệnh lý liên quan.

Trường hợp có triệu chứng tê tay nặng, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc corticoid trực tiếp vào trong ống cổ tay. Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh, tác dụng nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy chỉ khi thật cần thiết mới được bác sĩ chỉ định.

7. Phẫu thuật điều trị tê tay

Trường hợp sử dụng thuốc một thời gian không có hiệu quả, bệnh vẫn tiếp tục diễn tiến nặng hoặc bạn bị tê tay do mắc các bệnh lý khác trong cơ thể thì sẽ được cân nhắc phẫu thuật. Mục đích chính của phẫu thuật là giải phóng sự chèn ép ở các dây thần kinh, giúp con đường lưu thông máu được thông suốt.

phẫu thuật làm sao để hết tê tay

Phẫu thuật luôn là sự lựa chọn cuối cùng dành cho người hay bị tê tay bởi trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra nhiều rủi ro và bệnh nhân cần nhiều thời gian để phục hồi. Giải pháp này cũng gây tốn kém chi phí nên sẽ là trở ngại cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Để phòng ngừa tê tay bạn nên tích cực vận động, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là các thực phẩm giàu magie (như chuối, bơ, rau chân vịt, các loại hạt…). Ngoài ra cần hạn chế uống bia rượu, nói không với thuốc lá bởi những chất kích thích này có thể gây cản trở cho hoạt động lưu thông máu trong cơ thể.

BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 16:08 - 26/11/2018

Bình luận (11)

  1. nguyễn thị lương says: Trả lời

    Mình bị thoát vị đĩa đệm cũng hay bị tê tay lắm cũng may vừa rồi có bà chị mách điều trị bằng bài thuốc đông cả dòng họ Đỗ Minh gần 4 tháng thì khỏi đó , nâu rồi không thấy bị tê tay hay đau nhức gì hết , bài thuốc tôi điều trị đây mọi người tham khảo nhé .
    http://www.benhcoxuongkhop.net/thuoc-chua-benh-viem-khop-bang-dong-y.html

  2. Hồ Lê Cẩm Tú says: Trả lời

    e bị tê hết nguyên bàn tay vừa rồi đi khám thì bác sĩ kết luận em bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp . không biết bệnh này điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh địa chỉ ở đâu vậy ? ai biết chia sẻ cho em với ạ ?

  3. Trần văn Thông says: Trả lời

    tôi năm nay 57 tuổi mấy tháng nay tay trái tôi cứ bị đau râm ran và tê, tôi đã uống viên vai gáy thái dương nhưng không khỏi, cho tôi hỏi tôi cần điều trị thế nào, liệu bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh điều trị bệnh của tôi có khỏi được ko ?

  4. Ngọc Loan says: Trả lời

    bị tê tay là bệnh viêm đa khớp đó mọi người đầu tiên mình cũng chủ quan sau đi bệnh viện khám mới biết mình bị bệnh này điều trị ở viện 3 tháng rồi mà vẫn bị tê ta ko đỡ chút nào cả .

  5. Nga says: Trả lời

    Trước đây Tôi bị tê cánh tay trai từ trên vai đến bàn tay. Lúc ngủ là tê , đúng là hiện tượng này là bệnh thoát vị đĩa đệm , đầu tiên tôi điều trị bằng thuốc tây nhưng mà chỉ đỡ sau lại bị trở lại , vừa rồi tôi quyết định chuyển sang điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh điều trị 4 tháng thì khỏi đó mọi người . tôi gửi mọi người địa chỉ và số điện thoại ở chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh đây nhé .
    >> Địa Chỉ : Số 37A Ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội .
    >> Điện Thoại: 0246 2536 649 – 0963 302 349

  6. hào says: Trả lời

    Tôi năm nay 56 tuổi dạo này tôi hay đau lưng, các khớp vận động thường phát ra tiếng kêu lục khục cảm giác khô khớp. cánh tay trái đau tê hơn 3 tháng, sờ vào dọc bên cổ trái thấy đau từ tai xuống bả vai, tỳ mu bàn tay trái xuống sàn thấy đau buốt. vậy tôi bị bênh gì? cần khám ở đâu và điều trị thế nào? xin nhờ Bác nào có kinh nghiệm chia sẻ giúp tôi cách điều trị hiệu quả nhất , tôi xin cảm ơn

  7. Hà Oanh says: Trả lời

    năm nay cháu 20 tuổi. Mọi lần cháu ngủ dậy thì chỉ bị tê tay trái bình thường. Nhưng hôm nay cháu bị tê tay. Cầm tay phải nhấc tay trái lên thì tay trái ko có cảm giác. Tay thì mềm tuột như ko có xương. Như thế là cháu bị sao ạ

    1. Mai Văn Thuấn says:

      bạn oanh tham khảo ở đây này xem nguyên nhân và triệu chứng của mình có giống không chứ hiện tượng tê như vậy có thể là do giây thần kinh bị chèn ép lên thường dẫn đến hiện tượng như vậy . bệnh này lên đi khám và điều trị sớm .
      http://www.benhcoxuongkhop.net/trieu-chung-te-dau-ngon-tay-ban-tay-la-benh-gi.html

  8. Anh Vu says: Trả lời

    Dạ… năm nay cháu 20 tuổi cháu là sv và đang làm thêm công việc cũng k nặng nhọc nhiều dạo này cháu hay có biểu hiện tay trái bị tê mỏi… sáng ngủ dậy thì tê buốt lomgf nàn tay thì có chút đau nhứt… khuỷ tay mỏi… k biết có phải do cháu hoạt động tay trái nhiều quá hay là mắc phải 1 chứng bệnh nào đó về xương khớ hay không? Mong các chuyên gia sớm đọc được và cho cháu lời giải đáp
    Cháy xin chân thành cám ơn!

  9. Cuong nguyen says: Trả lời

    E xinh chao. Tay trai e hay bi te moi. E hay tap ta e co mot thoi giang ko tap ta Thi tay cua e ko thay te moi Nua nhug gioia nay e co di tap ta lai mot thoi gian Thi tay Cua e lai bi te lai e di ngu tay e de Huong nao cug bi te moi e chuyen Huong khac Thi het Duoc mot luc roi bi te lai. Cho e hoi e bi te tay Nhu vay Thi Anh Huong gi tu Benh khac ko a. E bi may Nam nay roi e ko di tap ta Thi ko Sao e Thank

  10. Tran thanh dung says: Trả lời

    Tôi bị đau ngực và cánh tay trái và bị tê kéo xuống cả chân trái là bị sao

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger