Bệnh Gout là bệnh gì mà ai ai cũng sợ?

Bệnh gout (gút, thống phong) là một dạng viêm khớp gây ra biến dạng và tạo nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Gout có thể xảy ra nhiều biến chứng, bao gồm cả bại liệt, tạo thành di chứng đến tim mạch, thận gan,… nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

bệnh Gout là gì
Không phải ai cũng hiểu những định nghĩa cơ bản nhất về bệnh Gout

Bệnh gout là bệnh gì?

Về tên gọi

Bệnh gout (gút) còn được biết đến với bệnh danh là goutte (bắt nguồn từ tiếng Pháp) và Thống phong ( theo y học cổ truyền). Tùy theo phương hướng điều trị theo y học hiện đại hay y học cổ truyền mà các bác sĩ sẽ đưa ra cách cắt nghĩa và các hướng điều trị khác nhau.

Nhưng nhìn chung, bệnh gout (gút, thống phong) là bệnh liên quan đến xương khớp, là một dạng viêm khớp. Bệnh xảy ra khi quá trình chuyển hóa Acid uric bị rối loạn, dẫn đến tạo thành các hạt tinh thể urat monosadic kết tủa hình chóp tại mô sụn gây đau nhức, biến dạng khớp.

Nguyên nhân hình thành bệnh gout

Nếu trước đây bệnh gout thường gặp ở giới quý tộc, thượng lưu thì ngày nay, bởi sự phát triển và ổn định về vật chất mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh gout. Biết được các nguyên nhân có thể giúp đưa ra các biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

Nguyên nhân theo y học hiện đại

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout có liên quan acid uric. Sự tăng tổng hợp/ giảm bài tiết acid uric và cung cấp thực phẩm chứa nhiều nhân purin cho cơ thể đều gây ra nguy cơ mắc bệnh gout. Các nguyên nhân người bệnh thường hay mắc phải là:

nguyên nhân bệnh Gout
Thức ăn giàu đạm có thể làm gia tăng nguy cơ bị Gout
  • Bẩm sinh hoặc yếu tố di truyền, cơ địa: cơ thể tự tăng tiết acid uric và tạo thành nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
  • Ăn uống và sinh hoạt: tiếp nhận các loại thực phẩm giàu đạm (protein) từ nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, thịt lên men và rượu bia đều khiến cơ thể sinh ra acid uric vượt ngưỡng cho phép. Cùng với thói quen ít vận động, lười thể dục thể thao khiến tích trữ nhiều đạm dư thừa. Về lâu dài sẽ kích phát gout trong cơ thể.
  • Mắc bệnh liên quan hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh: các trường hợp mắc bệnh về thận, tim mạch hoặc có tiền sử sử dụng thuốc như: thuốc thần kinh, thuốc huyết áp, thuốc tim, tiểu đường,… đều làm tăng sinh acid uric. Đồng thời khi các chức năng thận bị suy giảm, sự bài tiết của acid uric bị chậm lại, dẫn đến sự lắng đọng muối urat gây gout.

Nguyên nhân theo y học cổ truyền

Xuất hiện lần đầu tiên trong ghi chép sách “Đan Khê Tâm Pháp”, về sau gout (thống phong) còn được gọi với các tên như: lịch tiết phong, bạch hổ phong, bạch hổ lịch tiết,… Gout (Thống phong) theo Đông y là tên gọi chỉ chứng thống tý lâu ngày không khỏi. Vì vậy có thể quy gout (thống phong) về dạng tý chứng trong y học cổ truyền.

Nguyên nhân được vạch ra là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh mạch, khí huyết ứ trệ. Bệnh phát tại kinh lạc, để lâu sẽ bị tà khí xâm nhập vào gân xương gây tổn thương tạng phủ. Khi khí huyết bị ngưng nghẽn nhiều ngày, đàm trệ không thông sẽ hình thành các cục u (hạt tophi) quanh khớp dưới da, gây ra nhiều tổn thương đến sụn khớp.

Triệu chứng bệnh gout (gút, thống phong) biểu hiện ra sao?

Vì là bệnh liên quan đến xương khớp nên các biểu hiệu ban đầu của gout chủ yếu thể hiện tại các bộ phận có nhiều mô sụn.

Một số triệu chứng cơ bản của bệnh này là:

triệu chứng bệnh Gout
Bệnh Gout có rất nhiều triệu chứng khó chịu
  • Acid uric tăng mạnh: Khi nồng độ acid uric đạt ngưỡng trên 420 mmol/l ở nam giới và trên 380 mmol/l ở nữ giới thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, sưng tấy các sụn khớp. Hàm lượng này chỉ có thể biết được thông qua các xét nghiệm máu, nước tiểu tại bệnh viện.
  • Xuất hiện cơn đau: các cơn đau kéo dài, xuất hiện đột ngột. Cơn đau tăng dần theo thời gian nếu không có các biện pháp điều trị phù hợp.
  • Tăng nhiệt độ cơ thể, sợ lạnh: người bệnh có thể sốt khi đau, nước tiểu đỏ, tiểu buốt nhưng lại sợ lạnh. Đặc biệt khi trời hạ nhiệt độ sẽ đau nhức, đau nhức nhiều về đêm.
  • Khớp viêm sưng: các vùng khớp ban đầu đau nhức và dần bị tấy đỏ, sưng to. Da căng bóng, xuất hiện các vết bầm tím hồng dưới da tại khu vực bị đau. Có thể xuất hiện các hạt tophi gây biến dạng mô khớp hoàn toàn, khiến vùng bị nhức nổi u cục.
  • Cử động bất tiện: di chuyển nhiều, mang vác vật nặng cảm thấy đau nhức. Đi đứng khó khăn, tay chân khó co duỗi tự nhiên. Nhất là các khớp phải hoạt động nhiều như ngón chân cái, khuỷu chân, khớp gối, khớp ngón tay,… là những nơi dễ gặp gout nhất.

Các phương pháp điều trị gout (gút, thống phong) phổ biến

Trước khi đưa ra các hướng điều trị khu biệt cho từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện nhiều loại xét nghiệm cũng như tiến hành thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Kết hợp với các yếu tố như: tiền sử bệnh, tiền sử bệnh của gia đình để giúp lựa chọn cách điều trị tối ưu, hiệu quả nhất.

Điều trị theo Tây y

Gồm có:

điều trị bệnh Gout
Dùng thuốc điều trị theo toa của bác sĩ
  • Thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chụp X-Quang
  • Xây dựng phác đồ điều trị gout theo từng giai đoạn
  • Dùng thuốc hạ acid uric và thuốc giảm đau
  • Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
  • Trường hợp gout nặng, xuất hiện nhiều hạt tophi: kiến nghị phẫu thuật
  • Theo dõi diễn biến theo lịch khám định kỳ

Điều trị theo Đông y

Gồm có:

chữa trị bệnh Gout
Dùng thuốc Đông y chữa bệnh Gout là cách nhiều người đang áp dụng
  • Thực hiện tứ chẩn: vọng, văn, vấn, thiết để xác định tình trạng bệnh
  • Xây dựng hướng chữa trị gout theo y học cổ truyền
  • Bốc thuốc kê toa theo thang, thường là các bài thuốc chữa trị thống phong cổ truyền từ thảo dược
  • Áp dụng các biện pháp cải thiện tình trạng bệnh lý: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, diện chẩn,…
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
  • Theo dõi và diễn biến theo lịch khám định kỳ

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bị gout

Gout có thể chuyển thành gout mãn tính khi không có cách bảo vệ và quan tâm đến cơ thể đúng cách. Vì vậy người bệnh cần lưu ý rằng:

  • Chọn lọc và xây dựng thực đơn: ăn uống là con đường ngắn nhất giúp kiểm soát bệnh gout. Thay các loại thịt cá, thực phẩm giàu nhân purin, đạm béo bằng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn thanh đạm, ít gia vị và ít dầu mỡ.
  • Uống nhiều nước: uống ít nhất là 2-3 lít/ ngày để giúp đào thải acid uric và ngăn ngừa sự lắng đọng muối urat tại sụn khớp. Nói không với rượu, bia và nước ngọt có gas vì sẽ làm rối loạn quá trình lọc bớt acid uric ra ngoài.
  • Tập luyện bài bản: chú ý đến các bài tập đem lại hiệu quả phối hợp tay chân, giúp giải phóng các cơ khớp để kích thích máu lưu thông. Các môn thể thao người bệnh gout nên rèn luyện: đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội,… Tránh tập quá sức hoặc tập với các bài tập cường độ mạnh.
  • Giữ ấm: thường xuyên dùng dầu nóng xoa bóp các khớp để tránh khí lạnh xâm nhập gây đau nhức. Nên ngâm chân với nước muối ấm (nước gừng) mỗi tối trước khi ngủ sẽ hạn chế được cơn đau gout cấp xảy ra giữa đêm.
  • Chú ý đến chất lượng giấc ngủ: một giấc ngủ ngon, đủ giấc sẽ giúp quá trình chữa trị gout càng thêm hiệu quả. Chọn loại nệm cứng phẳng và kê cao chân khi ngủ để tránh viêm đau làm bạn thức giấc.
  • Tái khám định kỳ: kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ và thăm khám đúng theo lịch hẹn để kiểm soát tình trạng bệnh.

Bệnh gout (gút, thống phong) giờ đây không phải là căn bệnh hiếm gặp. Thay vì lo sợ và hoang mang thì bạn nên có các phương hướng và cách chữa trị, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức bổ ích!

Bạn nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 09:36 - 25/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger