Khi bị bệnh Gút có ăn được lạc (đậu phộng) không?

Hỏi: “Bác sĩ ơi khi bị bệnh gút có ăn được lạc không? Tôi vừa mới bị nghi ngờ là có các triệu chứng bệnh gút. Các bác sĩ chỉ dặn là về nhà nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều đạm như thịt đỏ, hải sản. Còn lạc thì hôm đó không nghe bác sĩ nhắc đến. Giờ xin phép bác sĩ trả lời giúp, chân thành cảm ơn bác sĩ”.

Lò Văn Thông, 43 tuổi, Ninh Thuận

Giải đáp:

Xin chào bác Thông!

Chế độ ăn uống đối với người bị gút là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Chuyện ăn gì uống gì mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển bệnh cũng như thể hiện qua quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.

liệu bệnh Gout có nên ăn lạc không
Nhiều người thắc mắc liệu khi bị bệnh Gout có nên ăn lạc không

Vì vậy để giúp bác cũng như nhiều bạn đọc có cùng thắc mắc tương tự, bài viết đã tổng hợp các thông tin liên quan đến vấn đề này như sau:

Lạc (Đậu phộng) và thành phần dinh dưỡng

Lạc (đậu phộng) là một loại cây thuộc họ đậu, có quả mọc giấu dưới đất. Hạt lạc là loại thực phẩm giàu năng lượng vì chứa nhiều lipit, là một món ăn rất dân dã tại Việt Nam.

bị gout có nên ăn lạc không
Người bị Gout nên cân nhắc khi ăn lạc

Trong 100g lạc sẽ có:

  • 25,8g protein
  • 16,1g carbohydrate
  • 4,7g đường
  • 8,5g chất xơ
  • 49,2g chất béo
  • 15,56g omega-6
  • Các loại vitamin E, B1, B3, B5, B6 và hàm lượng khoáng: canxi, sắt, magie, photpho, kẽm, đồng, mangan,…

Theo đó, hạt lạc được xếp vào nhóm hạt dầu, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt lạc chứa ít carb, thích hợp cho người bị tiểu đường. Lạc chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, hỗ trợ tim mạch và giảm nguy cơ bị sỏi mật. Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, người ta thường áp dụng lạc vào chế độ giảm cân vì ăn rất mau no và ít carb.

Tuy nhiên, lạc có thể gây tình trạng thiếu hụt khoáng vì ngăn cản quá trình hấp thụ và chuyển hóa kẽm, sắt. Đồng thời cần phải nhai kỹ, chế biến để đậu phộng chín mềm. Tránh ăn đậu phộng sống vì sẽ gây ra ngộ độc.

Khi bị bệnh gút có ăn được lạc không?

Nhằm trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia đã dựa vào hàm lượng purin có trong lạc và các nghiên cứu nhằm chứng minh lạc có/không gây hại đến tình trạng bệnh gút.

Hàm lượng purin có trong lạc

Các bác sĩ vẫn thường đặt ra quy định với bệnh nhân điều trị gút là: không sử dụng các loại thực phẩm có chứa purin trên 150mg/100g. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhân purin khiến tăng sinh acid uric nội tiết. Acid uric là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm sưng khớp, làm suy yếu chức năng gan thận và dẫn đến tình trạng mắc bệnh gút.

ăn lạc khi bị Gout
Chúng ta nên hạn chế ăn lạc khi bị Gout

Đồng thời khi lượng acid uric tăng cao, các acid uric sẽ bị lắng đọng thành tinh thể muối urat hình chóp kim bao quanh các mô sụn, khiến bệnh gút càng thêm đau đớn và phát triển xấu hơn. Sau đó, với sự xuất hiện của các hạt tophi, chúng sẽ làm biến dạng các mô khớp, gây sưng viêm tại chỗ, tạo thành nhiều khó khăn cho quá trình chữa trị gút.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã xếp lạc vào nhóm các loại thực phẩm chứa purin ở mức thấp trung bình. Cụ thể, trong 100g lạc có khoảng 79mg purin. Do đó, có thể cho rằng khi bị bệnh gút vẫn có thể ăn lạc.

Các lưu ý khi sử dụng lạc

Dù các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc không ảnh hưởng đến người bị gút. Thế nhưng người bệnh vẫn không được chủ quan trong quá trình chế biến và ăn lạc hàng ngày.

Các vấn đề cần phải biết gồm:

  • Không ăn quá 100g lạc/ ngày: Dù hàm lượng purin trong lạc nằm ở thấp – trung bình. Thế nhưng những thành phần giàu béo, giàu protein của lạc vẫn có thể ảnh hưởng ít nhiều đến các triệu chứng gút.
  • Không ăn lạc cũ, mốc: các hạt lạc bị nhiễm nấm đen sẽ xuất hiện độc tố tên aflatoxin. Chúng sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, nặng hơn là nhiễm độc thần kinh, tổn thương thận và ảnh hưởng chức năng gan, làm tăng men gan.
  • Không ăn lạc mọc mầm: các mầm đậu nảy trên mình hạt lạc là loại kịch độc, có thể gây ra ung thư và tình trạng ói mửa, co giật khi ăn phải.
  • Không ăn lạc khi có các vấn đề về sức khỏe: nếu đang mắc các bệnh về đường hô hấp, nên hạn chế không ăn lạc để tránh tình trạng dầu đậu gây ngứa rát hô hấp.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ: trong nhiều trường hợp, các bác sĩ vẫn không khuyến khích người bị bệnh gút ăn lạc. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cho bạn về việc có nên thêm lạc vào khẩu phần ăn hằng ngày hay không.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào trong suốt thực đơn dinh dưỡng cá nhân. Thay vào đó thực đơn phải hướng đến sự cân bằng, hài hòa giữa các nhóm chất để giúp hồi phục sức khỏe một cách tốt hơn. Song song đó người bệnh gút phải kết hợp thêm vận động, uống thuốc và rèn luyện theo phác đồ điều trị cụ thể, khoa học để có thể giảm đi các triệu chứng chứng gút gây ra.

Bạn nên tham khảo thêm:

 

 

Cập nhật lúc 12:09 - 24/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger