Phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Hiện nay có rất nhiều người bị đau dây thần kinh tọa nhưng lại chưa biết có những cách nào để điều trị căn bệnh quái ác này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa trong bài viết sau.

phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa
Bạn đã biết gì về phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa chưa?

Chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh tọa

Số người bị đau dây thần kinh tọa đang ngày càng tăng lên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng có thể phát hiện sớm và có cách điều trị thích hợp. Sau đây sẽ là một số cách chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh tọa mà bạn cần biết.

1/ Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng chính là cách phát hiện ra những dấu hiệu bất thường thông qua việc quan sát và nhận thấy những triệu chứng ban đầu của bệnh. Đối với bệnh đau dây thần kinh tọa, thông thường người bệnh sẽ bị đau ở vùng cạnh cột sống thắt lưng. Tùy nhiên, tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà những biểu hiện lâm sàng cũng trở nên khác biệt.

  • Khi bị đau khoeo ngoài (rễ L5): vị trí đau sẽ bắt đầu từ hông lan xuống phía giữa mông rồi lan đến phần phía sau và bên đùi, mặt ngoài của cẳng chân và mu bàn chân, cuối cùng vị trí đau dừng lại ở 3 ngón chân giữa và ngón chân cái.
  • Khi bị đau khoeo trong(rễ S1): vị trí đau lại bắt đầu ở vùng hông lưng sau đó mới lan xuống giữa mông, mặt sau đùi, từ cẳng đến gót chân, tiếp đến gan bàn chân và dừng lại ở ngón chân út.

Để có được chẩn đoán lâm sàng chính xác hơn, bạn còn phải chú ý đến một số triệu chứng như:

  • Bị hạn chế vận động hay nặng hơn là liệt các nhóm cơ mà dây thần kinh tọa chi phối.
  • Rối loạn cảm giác ở những vùng mà dây thần kinh tọa gây ảnh hưởng.
  • Rối loạn cảm giác ở tầng sinh môn cũng như trực tràng gây hiện tượng bí tiểu, tiểu khó hay đại tiện khó. Điều này là do thoát vị đĩa đệm làm chèn ép chùm đuôi ngựa gây nên.
  • Giảm hoặc có những lúc mất phản xạ vùng gân xương ở bên dây thần kinh tọa.

2/ Chẩn đoán cận lâm sàng

Những xét nghiệm cận lâm sàng có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự chính xác của chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh tọa. Để xác định chắc chắn rằng bạn có đang sống chung với bệnh đau dây thần kinh tọa hay không, bạn thường phải trải qua những xét nghiệm cụ thể như:

  • Một số xét nghiệm thông thường: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C, xét nghiệm sinh hóa. Những xét nghiệm đơn giản này cũng đã phần nào giúp các bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán được tình trạng bệnh của bạn mặc dù chưa đủ để kết luận chính xác.
chẩn đoán đau dây thần kinh tọa
Chụp X-quang giúp các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán khá chính xác bệnh đau dây thần kinh tọa
  • Chụp X-quang cột sống thắt lưng: Hình ảnh X-quang cột sống thắt lưng sẽ giúp việc nhìn nhận sự tổn thương của dây thần kinh tọa được rõ ràng hơn. Bởi tia X được xem là một dạng bức xạ có thể ghi lại hình ảnh của các cơ quan nó thu được khi chụp vùng thắt lưng trong đó có dây thần kinh tọa.
  • Chụp điện toán cắt lớp cột sống (CT cột sống): Điều này giúp các bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán khá chính xác việc đau dây thần kinh tọa có phải do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây nên không hay vì lý do nào khác.
  • Chụp cộng hưởng từ cột sống (MRI): Đây là phương pháp hàng đầu hiện nay giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác những bệnh lí về cột sống trong đó có bệnh đau dây thần kinh tọa.

Phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, việc điều trị bệnh cần phải có phác đồ riêng, kể cả bệnh đau dây thần kinh tọa. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng đau nhức liên tục ở phần lưng, chạy dọc xuống hông và mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Bệnh đau dây thần kinh tọa thường gây ra tình trạng đau nhức ở một bên. Đây là căn bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi lao động (30 – 50 tuổi), tỉ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ.

Để điều trị căn bệnh này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Dù áp dụng phác đồ điều trị nào thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc:

  • Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
  • Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.

1/ Điều trị nội khoa bệnh đau dây thần kinh tọa

Thông thường, các bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Hầu hết những loại thuốc được áp dụng cho bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa là thuốc kháng sinh, kháng viêm. Tùy vào từng mức độ và tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

phác đồ điều trị đau dây thần kinh tọa
Khi bệnh đau dây thần kinh tọa còn nhẹ có thể điều trị bằng cách uống các loại thuốc nội khoa

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Đây là loại thuốc được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân đau dây thần kinh tọa nhiều. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng paracetamol kết hợp với opiad nhẹ như Codein hoặc Tramadol 2-4 viên/ngày.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Có hai loại NSAID không chọn lọc hoặc có ức chế chọn lọc COX-2. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, thận, tim mạch.
  • Thuốc giãn cơ: Tolperisone (100-150 mg x 3 lần uống/ngày) hoặc Eperisone (50 mg x 2-3 lần/ngày)
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: Chỉ những trường hợp cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân sử dụng cách này.
  • Các thuốc khác: Trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như:

+ Gabapentin: 600-1200 mg/ngày (bắt đầu bằng liều 300/ngày trong tuần đầu).

+ Pregabalin: 150-300 mg/ngày (bắt đầu bằng liều 75 mg/ngày trong tuần đầu).

+ Các thuốc khác: các vitamin nhóm B hoặc Mecobalamin.

2/ Điều trị ngoại khoa bệnh đau dây thần kinh tọa

Với những bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở mức độ nặng, gây hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới, teo cơ,… người bệnh đã áp dụng phương pháp điều trị nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả, lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành điều trị ngoại khoa.

trị đau dây thần kinh tọa bằng ngoại khoa
Thực hiện các phẫu thuật để chữa đau dây thần kinh tọa với trường hợp bệnh nặng

Để điều trị căn bệnh này, người bệnh thường sử dụng 2 phương pháp chính đó là:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: Phương pháp này được tiến hành bằng cách cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phải tiến hành phẫu thuật sớm hơn.
  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Được chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
  • Cố định, làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống: Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân bị trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng:

3/ Vật lý trị liệu

Bên cạnh hai phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng có thể sử dụng vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Thông thường, bệnh nhân sẽ được áp dụng một số cách như chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm,… Những cách này sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu người bệnh kết hợp với phương pháp điều trị nội khoa.

Các thủ thuật điều trị can thiệp tối thiểu như sử dụng sóng cao tần (tạo hình nhân đĩa đệm) sẽ giúp người bệnh lấy bỏ hoặc làm tiêu tổ chức từ vùng trung tâm đĩa đệm để làm giảm áp lực chèn ép của đĩa đệm bị thoát vị đối với rễ thần kinh. Bên cạnh đó, cách chườm nóng sẽ giúp bệnh nhân thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn, giảm nhanh tình trạng đau nhức, khó chịu.

Trên đây là phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa phổ biến hiện nay. Để điều trị căn bệnh này đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám. Tùy vào từng tình trạng sức khỏe và bệnh tình của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị thích hợp.

Hải Duyên

→ Có thể bạn quan tâm:

GỢI Ý XEM THÊM

Cập nhật lúc 12:52 - 18/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger